PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIM THÀNH
TRƯỜNG THCS PHÚ THÁI
Video hướng dẫn Đăng nhập

PHÒNG GD&ĐT KIM THÀNH

ĐỀ CHÍNH THỨC

TRƯỜNG THCS PHÚ THÁI

ĐỀ KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN LỚP 9

NĂM HỌC 2014 - 2015

MÔN: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút

(Đề bài gồm 01 trang)

Câu 1 (2,0 điểm). Đọc  câu thơ sau rồi trả lời câu hỏi:

                                “Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

a) Câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

b) Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tu từ trong câu thơ? Phân tích, cảm nhận về  ngòi bút tinh diệu  bậc thầy của tác giả được thể hiện trong hai câu thơ trên.

Câu 2 (3,0 điểm).

 Đọc mẩu chuyện sau:

“Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:

- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là…

Người thầy giáo già hoảng hốt:

- Thưa ngài, ngài là…

- Thưa thầy, với thầy con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào…”

                                                    (Trích SGK Ngữ văn 9 – tập 1, trang 40)

 Hãy nêu suy nghĩ của em về những điều tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện trên.

Câu 3 (5,0 điểm).

Có ý kiến cho rằng:  “Hình tượng người lính trong thơ ca hiện đại Việt Nam  thật đẹp. Nhưng họ càng đẹp hơn, chân thực hơn nhờ ngòi bút tài hoa của chính những người ra trận”. Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy trình bày cảm nhận về vẻ  đẹp người lính trong hai bài thơ  “Đồng ch픓Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.

–––––––– Hết ––––––––

 

Họ tên học sinh:……………………………………Số báodanh:…

Chữ kí giám thị 1: …………………… Chữ kí giám thị 2:………………

 

 

 

 

 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM  MÔN: NGỮ VĂN 9

Câu 1: (2 điểm)

1 .Yêu cầu về hình thức, kĩ năng. 

- Học sinh có thể trình bày dưới dạng một đoạn văn hoặc các đoạn văn

- Trình bày sạch đẹp, diễn đạt truyền cảm, ngôn từ trau chuốt

2. Yêu cầu về nội dung

Học sinh đảm bảo  các ý sau đây:

a. Các câu thơ trên trích trong tác phẩm Truyện Kiều  của Nguyễn Du         (0.5 điểm)

b. Biện pháp nghệ thuật tu từ trong câu thơ : Đảo ngữ “trắng điểm” (0.25 điểm)

- Hai câu thơ không hoàn toàn là sáng tạo của Nguyễn Du mà ông đã tiếp thu và đổi mới từ 2 câu thơ cổ Trung Quốc : “ Phương thảo liên thiên bích. Lê chi sổ điểm hoa ” . Nhà thơ vẫn kế thừa hình ảnh về các sự vật để dệt nên bức tranh mùa xuân: cỏ, trời và hoa lê nhưng ông không lặp lại một cách dễ dãi mà có những sáng tạo rất tài hoa: (0,25đ)

- Ông đã thay đổi một số từ ngữ : cỏ  thơm -> thành cỏ non xanh  khiến cho người đọc không chỉ thấy được sắc xanh mơn mởn tươi non mà con cảm nhận được hương thơm ngào ngạt và sức sống mãnh liệt của thảm cỏ ; liền -> tận đã khiến cho màu xanh của cỏ và trời không có đường biên giới hạn tạo thành một biển xanh ngút ngàn bất tận. Điểm xuyết trong không gian xanh mát ấy là sắc trắng tinh khôi của hoa lê trên cành làm cho bức tranh mùa xuân có màu sắc hài  hoà tuyệt diệu (0,5đ)

- Nhà thơ còn đảo  ngược cách dùng từ thông dụng : biến “điểm hoa ” thành “trắng điểm” đã tạo nên một yếu tố bất ngờ, một sự chủ động thật dễ thương – cành lê đang dần hé nở như  tự đem màu trắng rắc lên cái nền xanh vô tận của cỏ...sự đảo ngược tinh tế ấy đã khiến cho cảnh vật mùa xuân không tĩnh tại mà thât sống động có hồn và đồng thời cũng làm tăng thêm sự tinh khôi thanh khiết cho khung cảnh ngày xuân . (0,25đ)

-> Những sự thay đổi  như vậy đã dệt nên một bức tranh mùa xuân tuyệt diệu : hài hòa, khoáng đạt, trong trẻo, mới mẻ tinh khôi, dào dạt sức sống, sinh động hữu tình mà ở hai câu thơ cổ TQ không có được. Vì vậy nó đã được đánh giá là hai câu thơ tuyệt bút khi tả cảnh ngày xuân (0,25đ).

Câu 2: (3 điểm)

1. Về kĩ năng.

- Viết đúng thể thức của một bài văn ngắn, đúng kiểu bài nghị luận xã hội.

- Bố cục 3 phần cân đối, lập luận chặt chẽ; luận điểm rõ ràng. 

- Diễn đạt lưu loát; dẫn chứng xác thực; liên hệ mở rộng tốt. 

- Trình bày sạch đẹp; không sai lỗi câu, từ, chính tả.

2. Về kiến thức: học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần làm rõ được các yêu cầu cơ bản sau:

Mở bài:

- Dẫn dắt và nêu được truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam từ xưa đến nay.

- Nêu khái quát cảm nhận của em về ý nghĩa câu chuyện

Thân bài:

* Những điều rút ra từ câu chuyện: 

- Câu chuyện ngắn gọn, hấp dẫn… nhưng chứa đựng ý nghĩa triết lí lớn lao: lòng biết ơn và cách đối nhân xử thế thấu tình, đạt lí giữa con người với con người. 

- Người học trò tuy đã trở thành một nhân vật nổi tiếng, có quyền cao chức trọng (một vị danh tướng) nhưng vẫn luôn nhớ tới những người thầy đã dạy dỗ, giáo dục mình nên người. Việc người học trò  trở về thăm trường,  gặp thầy giáo cũ và có những cách ứng xử rất khiêm tốn và đúng mực, thể hiện thái độ kính trọng và lòng biết ơn của người học trò đối với thầy giáo mình. Ngay cả khi người thầy giáo già gọi vị tướng là ngài  thì ông vẫn không hề thay đổi cách xưng hô (con – thầy).

 - Ngược lại, người thầy giáo cũ lại rất tôn trọng cương vị hiện tại của người học trò cũ nên gọi vị tướng là ngài. Đây là cách xưng hô lịch sự, cách đối nhân xử thấu tình đạt lí. 

* Bình luận:

- Trong cuộc sống cần phải thể hiện rõ lòng biết ơn với những người đã giáo dục, dạy dỗ hay giúp đỡ mình. Lòng biết ơn thể hiện ở những hành động, lời nói, cử chỉ, thái độ...

- Cách cư xử, xưng hô giữa con người với con người cũng thể hiện nét đẹp của văn hóa giao tiếp.

- Biết ơn những người đã dạy dỗ mình là đạo lý tốt đẹp trong xã hội. Hãy sống đẹp, có cách cư xử đúng mực đó là một trong những con đường để hoàn thiện nhân cách con người.

 (HS có thể lấy dẫn chứng trong cuộc sống và qua các tác phẩm văn học để làm rõ các ý trên)

* Liên hệ mở rộng  rút ra bài học: 

- Đề cao bài học đạo lí biết ơn thầy cô,  tinh thần “tôn sư trọng đạo” và truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. 

- Xã hội văn minh luôn đề cao lối sống đẹp, hành vi ứng xử có văn hóa.

-  Tuy nhiên, trong xã hội ta hiện nay vẫn có những con người có hành vi và thái độ ứng xử phi đạo lí, vô ơn với  thầy cô; trong quan hệ giao tiếp có những lời lẽ phát ngôn, xưng hô thiếu chuẩn mực…

- Nêu những việc làm, hành động cụ thể của bản thân để thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo.

Kết bài

 Từ câu chuyện, học sinh rút ra được bài học nhân sinh sâu sắc: lòng biết ơn, cách đối nhân xử thế thấu tình đạt lí là nét đẹp trong tâm hồn, nhân cách của con người.

Thang đểm:

Điểm 3: Đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, văn viết trôi chảy diễn đạt trong sáng, lập luận chặt chẽ. Hiểu đề. Có vốn kiến thức sâu và rộng

Điểm 2 đến dưới 3: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, diễn đạt tương đối tốt. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.

Điểm 1-đến dưới 2: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu nêu trên, diễn đạt chưa hay nhưng rõ ràng. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.

Điểm 0,5 đến 1: Chưa nắm được nội dung ý nghĩa của câu chuyện,  hầu như chỉ bàn luận chung chung hoặc hiểu không đúng tinh thần của đề bài. Bố cục lộn xộn, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.

Điểm 0 : Không hiểu đề, sai lạc cả về nội dung và phương pháp.

Câu 3 (5 điểm)

1. Về kỹ năng .

           - Học sinh nắm vững kĩ năng làm bài nghị luận văn học kiểu phân tích, so sánh, cảm thụ thơ. Vận dụng nhiều thao tác phân tích, đánh giá, cảm nhận thơ… Biết xây dựng luận điểm rõ ràng. Kết hợp vừa phân tích, bình giá vừa lựa chọn trích dẫn thơ phù hợp.

- Bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, văn viết có hình ảnh có cảm xúc.

2 .Về kiến thức: Học sinh có thể kết cấu bài làm theo nhiều cách khác nhau miễn là làm sáng tỏ vấn đề, thuyết phục người đọc.

Bài làm cần đảm bảo những yêu cầu sau :

Mở bài:

- Dẫn dắt, trích dẫn được nhận định và giới thiệu khái quát hình ảnh người lính trong hai bài thơ.

Thân bài:

- Nhấn mạnh khẳng định tính đúng đắn của nhận định. Người lính hiện lên đẹp đẽ và chân thực bởi hai nhà thơ đều là người lính trực tiếp tham gia chiến đấu.

* Vẻ đẹp chung của những người lính

- Họ đều  thấm nhuần tinh thần yêu nước, khát vọng độc lập tự do để  đi vào cuộc chiến đấu với tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.

- Họ  bất chấp  những gian khổ, thiếu thốn đến tột cùng của cuộc kháng chiến để hoàn thành nhiệm vụ.

- Tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó, yêu thương bền chặt, chan hoà.

- Tinh thần lạc quan yêu đời, tâm hồn lãng mạn.

* Vẻ đẹp riêng.

 Đồng chí

- Người lính  chống Pháp xuất thân từ nông dân nghèo khổ. Họ chân đất đầu trần bước vào đời lính. Họ là những anh lính hiền lành chất phác giản dị, chân thật.

- Cuộc kháng chiến đầy khó khăn gian khổ, đói rét, bệnh tật thiếu thốn tư trang, thuốc men. Bởi đây là những năm đầu kháng chiến cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ.

 “Bài thơ về tiểu đội xe không kinh”

- Hình tượng người lính đi vào cuộc chiến đấu đã có bước phát triển vượt bậc về đời sống cơ sở vật chất và tinh thần so với người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Nếu bài Đồng chí nói về người lính bộ binh ở núi rừng Việt Bắc thì “Bài thơ về tiểu đội xe không kinh” lại nói về người lính thuộc binh chủng lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời đánh Mĩ . Họ không còn ‘ Áo anh rách vai…” nhưng họ lại gặp những khó khăn khác đó là bom giặc đã hủy diệt sự sống và phá hoại những chiếc xe. Song bất chấp hiểm nguy họ vẫn ung dung hiên ngang ngày đêm lao ra chiến trường đánh Mĩ.

- Ở họ luôn phơi phới một tinh thần lạc quan cách mạng, trẻ trung yêu đời dũng cảm , ý chí kiên định rất phù hợ với chất lính lái xe Trường Sơn.

- Họ là thế hệ trẻ Việt nam thời điểm lịc sử quyết liệt nhất đối mặt với kẻ thù hùng mạnh nhất thế giới. Họ chính là biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, là hình đẹp của anh bộ đội cụ Hồ.

* Đánh giá nâng cao mở rộng vấn đề:

.-  Qua hình ảnh anh chiến sĩ Trường Sơn, chúng ta nhận ra sự gần gũi, thân quen giữa những người lính qua các thời kì. Từ anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp trong thơ Chính Hữu đến anh chiến sĩ Trường Sơn  thời chống Mĩ trong thơ Phạm Tiến Duật đều có chung một nét đẹp truyền thống kiên cường, bất khuất, dũng cảm và đầy tinh thần lạc quan yêu đời. Với điều kiện thuận lợi hơn, người lính thời chống Mĩ đã được trau rèn, huấn luyện. Các anh đã kế thừa và phát huy được tinh thần cách mạng vốn đã vững vàng nay lại vững vàng hơn.

- Tuy cùng khai thác chất liệu thơ từ đời sống thực với những chi tiết thật đến trần trụi của cuộc sống người lính nhưng hai bài thơ còn khác nhau bởi bút pháp và giọng điệu riêng của mỗi tác giả và cảm hứng nổi bật ở mỗi bài.

Đồng chí.

- Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình như lời kể chuyện câu thơ mộc mạc, tự nhiên.

- Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.

Cảm hứng của Chính Hữu hướng vào vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội của người lính. Còn Phạm Tiến Duật thì lại tập trung làm nổi bật chủ nghĩa anh hùng, tinh thần dũng cảm, bất chấp mọi khó khăn và bom đạn kẻ thù của những người lính lái xe.

“Bài thơ về tiểu đội xe không kinh”.

- Tác giả đưa vào bài thơ chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường, cùng với ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ  tự nhiên, khoẻ khoắn, có nét khá đặc biệt gần với văn xuôi, gần với lời nói hàng ngày. Nét nổi bật là giọng điệu vui, tinh nghịch, lạc quan. Nó làm nên chất trẻ trong thơ Phạm Tiến Duật nói riêng và thơ chống Mĩ nói chung.

- Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm nhưng có sự gia tăng đáng kể của các yếu tố tự sự. Điều đó tạo nhiều cơ sở để biểu cảm đồng thời tăng sức phản ánh hiện thực cho thơ.

Kết bài :

- Khẳng định sự đúng đắn của nhận định .

- Liên hệ, suy nghĩ trách nhiệm của bản thân.

Thang điểm:

`        Điểm 4-5: Đáp ứng xuất sắc yêu cầu. Văn viết chặt chẽ thuyết phục. Cảm thụ sâu sắc, tinh tế...Dẫn chứng đầy đủ, phong phú. Cấu trúc rõ ràng, mạch lạc. Giọng văn vừa có nét riêng vừa sáng sủa, giàu cảm xúc

          Điểm 3- dưới 4: Nắm vững tác phẩm và có sự cảm thụ tốt. Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, dẫn chứng chưa thật phong phú nhưng phải  làm nổi bật được trọng tâm, diễn đạt tương đối tốt. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.

Điểm 2- dưới 3: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu nêu trên, dẫn chứng chưa thật phong phú nhưng phải  đầy đủ, làm rõ được trọng tâm, diễn đạt chưa hay nhưng rõ ràng. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.

Điểm 1- 2: Thuần tuý phân tích văn bản nhưng chỉ dừng ở mức hời hợt. Chưa nắm được nội dung yêu cầu của đề bài, hầu như chỉ bàn luận chung chung hoặc hiểu không đúng tinh thần của đề bài, dẫn chứng nghèo nàn, phân tích còn nhiều hạn chế. Bố cục lộn xộn, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.

Điểm 0 : Không hiểu đề, sai lạc cả về nội dung và phương pháp.

Lưu ý:

Đây chỉ là gợi ý đáp án cho cả ba câu. Ng­ười chấm cần vận dụng linh hoạt để phát hiện sự mới mẻ, năng lực sáng tạo, năng khiếu văn ch­ương của học sinh… và cho điểm sát đối t­ượng, chính xác, đánh giá chất lượng thực. Học sinh có thể có cách trình bày khác miễn là đảm bảo những ý trên. Khuyến khích những bài viết có những cảm nhận riêng, giàu sức thuyết phục. Giáo viên căn cứ tùy theo mức độ bài làm của học sinh để cho điểm phù hợp.

 

 

 

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Công đoàn trường THCS Phú Thái tổ chức thành công Đại hội Công đoàn nhiệm kỳ 2023-2028! Đại hội đã bầu Ban chấp hành Công đoàn nhiệm kì mới gồm 5 đồng chí gồm: đồng chí Phạm Thị Thanh Hoà, V ... Cập nhật lúc : 8 giờ 26 phút - Ngày 31 tháng 3 năm 2023
Xem chi tiết
Sáng 20/3/2023 trong buổi chào cờ đầu tuần, trường THCS Phú Thái phối hợp với huyện Đoàn Kim Thành và Hội Cựu chiến binh huyện Kim Thành tổ chức Hội nghị Tuyên truyền chủ quyền biển đảo Việt ... Cập nhật lúc : 8 giờ 32 phút - Ngày 31 tháng 3 năm 2023
Xem chi tiết
Sáng thứ 2 (13/02/2023) vào tiết Chào cờ đầu tuần các em học sinh đã được Tập huấn tuyên truyền giao thông đường bộ và kĩ năng lái xe an toàn! Các em học sinh rất hào hứng tham gia, lắng ngh ... Cập nhật lúc : 9 giờ 27 phút - Ngày 13 tháng 2 năm 2023
Xem chi tiết
Sáng ngày 28/11/2022 Phòng GDĐT Kim Thành tổ chức Hội thảo về Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp tại trường THCS Phú Thái trong đó dự giờ 1 tiết Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp tron ... Cập nhật lúc : 8 giờ 32 phút - Ngày 1 tháng 12 năm 2022
Xem chi tiết
Trong Lễ kỉ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2022) do UBND tỉnh Hải Dương tổ chức, thầy Vũ Duy Đĩnh- tổ trưởng tổ KHTN trường THCS Phú Thái được bình chọn là giáo viên ti ... Cập nhật lúc : 14 giờ 7 phút - Ngày 21 tháng 11 năm 2022
Xem chi tiết
Trong buổi chào cờ đầu tuần 6, trường THCS Phú Thái tổ chức tuyên truyền phòng ngừa tác hại của thuốc lá mới cho học sinh toàn trường. ... Cập nhật lúc : 16 giờ 45 phút - Ngày 10 tháng 10 năm 2022
Xem chi tiết
Học sinh trường THCS Phú Thái đạt giải nhì trong cuộc thi KHKT dành cho học sinh Trung học năm học 2022-2023 huyện Kim Thành. ... Cập nhật lúc : 20 giờ 46 phút - Ngày 7 tháng 10 năm 2022
Xem chi tiết
Liên đội trường THCS Phú Thái được nhân bằng khen của Trung ương Đoàn về thành tích xuất sắc trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2021-2022 ... Cập nhật lúc : 19 giờ 45 phút - Ngày 28 tháng 9 năm 2022
Xem chi tiết
Sáng 05/9/2022, trường THCS Phú Thái khai giảng năm học mới 2022-2023 và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì. Thầy trò nhà trường vinh dự được đón đồng chí Nguyễn Ngọc Tuyến, Phó bí thư t ... Cập nhật lúc : 19 giờ 58 phút - Ngày 5 tháng 9 năm 2022
Xem chi tiết
Các thầy cô giáo và các em học sinh trường THCS Phú Thái được nhận khen thưởng năm học 2021-2022. Năm học vừa qua nhà trường được nhận cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh, đạt danh hiệu Tập th ... Cập nhật lúc : 14 giờ 32 phút - Ngày 19 tháng 8 năm 2022
Xem chi tiết
12345678910
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
LUẬT KHÁM CHỮA BỆNH 2023: LUẬT QUY ĐỊNH VỀ KHÁM, CHỮA BỆNH
LUẬT PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
LUẬT PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN
LUẬT THANH TRA: quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra.
LUẬT THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ
Quyết định 1115/QĐ-UBND ngày 28/4/2020 của UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt kế hoạch tuyển sinh lớp 10 năm học 2020-2021
Mẫu đơn đăng kí dự thi tuyển sinh lớp 10 chuyên Nguyễn Trãi năm học 2020-2021
Mẫu đơn đăng kí dự thi tuyển sinh lớp 10- THPT công lập năm học 2020-2021
Hướng dẫn thi GVG cấp trường năm học 20 17 - 2018
Hướng dẫn cuộc thi KHKT năm học 20 17 - 2018
Quyết định 2220 của UBND tỉnh Hải Dương về Ban hành kế hoạch năm học 20 17 - 2018
Thông tư 12 về Điều lệ trường THCS, THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học
Thông tư 28 về chế độ làm việc của CB, GV, NV
Thông tư 58 về đánh giá, xếp loại học sinh THCS
Báo cáo hội thảo văn năm 2012
12