PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIM THÀNH
TRƯỜNG THCS PHÚ THÁI
Video hướng dẫn Đăng nhập

UBND HUYỆN KIM THÀNH

TRƯỜNG THCS PHÚ THÁI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số 46/KH-THCS

Phú Thái, ngày 16 tháng 9 năm 2017

KẾ HOẠCH

Thực hiện nhiệm vụ năm học 2017 – 2018

-------------

Căn cứ Quyết định 2220/QĐ-UBND ngày 28/7/2017 của UBND tỉnh Hải Dương Ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2017 – 2018; công văn số 870/PGDĐT-GDPT ngày 15/9/2017 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Kim Thành hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2017 - 2018 cấp THCS;

Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường. Trường THCS Phú Thái xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2017 - 2018 của nhà trường như sau:

A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

I. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và HS.

1. Đội ngũ CB,GV,NV

Năm học 2017 - 2018 trường THCS Phú Thái có tổng số cán bộ giáo viên 46 CB,GV,NV (biên chế 42, hợp đồng 4)

Cơ cấu: cán bộ quản lí: 3, nhân viên: 5 (1HĐ), giáo viên: 38 (3HĐ) (Toán: 7(1HĐ)  , Lí: 2, Hóa: 1, Sinh: 3, Thể dục: 2(1HĐ) , Ngữ văn: 7(1HĐ) , Sử: 2 , GD: 1, Mĩ thuật: 1, Âm nhạc: 1, Tin: 2, Anh: 5, Địa: 2. Công nghệ: 2, giáo viên đủ về cơ cấu bộ môn.

- Trình độ đào tạo: Đạt chuẩn 100%.

Trong đó:  Thạc sỹ: 1 = 2.2%; Đại học 41  = 91,2%, Cao đẳng 2 = 4,4%, trung cấp 2 = 4.4 % trong đó đang học đại học 1 =2.2%.

Đánh giá chung về đội ngũ  

* Thuận lợi:

- Tập thể CB,GV,NV trong nhà trường đều là những người có phẩm chất đạo đức tốt, đều được chuẩn hóa về trình độ đào tạo, đủ về cơ cấu bộ môn.

- Tập thể luôn đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm với công việc.

- Đa số giáo viên có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp tốt

Năm học 2016 – 2017 số GV đã được công nhận là GV dạy giỏi cấp trường 27, cấp huyện 6, cấp tỉnh 1.

Giáo viên của trường có phẩm chất đạo đức tốt, có tác phong sư phạm mẫu mực, nhiệt tình trong công tác chuyên môn, có tinh thần đoàn kết, kỷ luật cao, không có giáo viên trung bình và yếu kém về chuyên môn.

* Khó khăn

Trình độ tay nghề giáo viên chưa thật đồng đều. Nhiều GV nữ ở độ tuổi sinh con.

- Đội ngũ giáo viên dạy bồi dưỡng HSG: chưa mạnh, có GV đã dạy nhiều năm, có thành tích tốt trong Hội thi GVG nhưng chưa được khẳng định qua chất lượng HSG: đ/c Dũng, đ/c Phượng

2. Về học sinh: Toàn trường có 19 lớp với 751 HS (Khối CLC có 547 HS, khối đại trà có 204 HS). Đa số các em HS ngoan, có tư chất, cố gắng trong học tập.

- Học sinh có ý thức chăm, ngoan, biết kính trọng, lễ phép, vâng lời cha mẹ, thầy cô giáo, thực hiện tốt nền nếp của nhà trường. Về cơ bản đều có ý thức học tập và tu dưỡng, có PP học tập tích cực.

- Số lượng học sinh học lực giỏi làm nòng cốt cho phong trào học tập còn ít do số học sinh chuyển về học khối chất lượng cao huy động được  trong toàn huyện. Còn học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Một số HS khối B chưa chăm ngoan, còn hiện tượng HS đánh điện tử ngoài giờ học.

- Công tác phổ cập: Đơn vị TT Phú Thái tiếp tục được công nhận hoàn thành phổ cập THCS năm 2016 với các tiêu chuẩn tăng cao hơn so với năm trước:

II. Cơ cấu tổ chức nhà trường

-  Chi bộ: gồm Đảng viên: 39/46 = 84,8% (38 ĐV chính thức, 1 ĐV dự bị)

          Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường đều được thành lập và hoạt động theo Điều lệ, quy chế, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. Chi bộ Đảng nhiều năm được công nhận đạt trong sạch, vững mạnh; Công đoàn đạt danh hiệu Công đoàn vững mạnh. Ba tổ chuyên môn giữ vững vai trò nòng cốt trong việc thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Đoàn thanh niên giữ vai trò nòng cốt trong việc chỉ đạo các hoạt động nền nếp của học sinh.  Ban thanh tra nhân dân thực hiện đúng chức giám sát các nội dung về thực hiện chủ trương chính sách của CBGVNV, các chế độ chính sách, giám sát tài chính, mua sắm CSVC nhà trường. Hội đồng trường hoạt động có hiệu quả, thực hiện tốt vai trò chỉ đạo, giám sát các hoạt động của nhà trường.

III. Cơ sở vật chất

- Nhà trường có tổng diện tích: 9127,4m2 đạt 12,2m2/HS được chia làm 4 khu.

-  Khu vực học tập gồm:

+ Có 12 phòng học kiên cố cao tầng đảm bảo qui cách chuẩn, có hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống quạt, có đủ hệ thống bảng chống lóa, bàn ghế giáo viên, HS đảm bảo đúng qui cách đạt chuẩn đạt tỷ lệ 1,58 lớp/phòng.

+ Có 4 phòng học bộ môn đạt chuẩn: Phòng Sinh học - Hóa; phòng Vật lý - Công nghệ; phòng Tin học, phòng Nghe nhìn. Các phòng học bộ môn đều được xây dựng đúng tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT, đạt chuẩn với đầy đủ trang thiết bị hiện đại đáp ứng được yêu cầu cho việc dạy và học của giáo viên và HS.

+ Phòng thư viện: rộng 54m2 - đạt thư viện tiên tiến năm 2006. Hiện nay tổng số đầu sách có trong thư viện của nhà trường là 5301 cuốn. Có máy tính được nối mạng phục vụ cho việc lưu trữ và cập nhật các thông tin.

+ Sân thể chất phục vụ cho khu vui chơi và tập luyện rộng 3.330m2 (trong đó khu sân chơi là 2.300m2; diện tích bãi tập là 1.030m2)

- Khu vực làm việc:

Có phòng làm việc của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, phòng họp Hội đồng, phòng tổ KHTN, KHXH; phòng hành chính; phòng bảo vệ; phòng y tế học đường; phòng Công đoàn - đoàn đội (9 phòng làm việc chức năng). Các phòng đều có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động.

-  Khu vui chơi:

+ Diện tích sân chơi 2.300m2 (sân bê tông) có hệ thống cây xanh, ghế đá, bồn hoa, cây cảnh hài hòa, sạch đẹp.

+ Diện tích bãi tập: 1.030m2 .

Toàn bộ khuôn viên nhà trường có hệ thống tường bao, có cổng và biển trường. Cảnh quan khuôn viên được bố trí hài hòa xanh - sạch - đẹp.

- Khu các công trình phụ trợ:

+ Có bếp ăn bán trú cho HS với tổng diện tích là 300m2.

+ Có nhà để xe cho HS và GV rộng rãi, qui mô đảm bảo an toàn tài sản cho GV và HS yên tâm giảng dạy và học tập.

+ Nhà vệ sinh: 1 khu nhà vệ sinh học và 1 khu nhà vệ sinh cho giáo viên: Khu nhà vệ sinh GV, nhà vệ sinh của HS xây dựng đảm bảo đúng quy cách, nằm ở khu riêng biệt, sạch sẽ, chia làm 2 khu vực có 13 phòng (5phòng nam và 8 phòng nữ) tự hoại đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường sạch sẽ.

+ Hệ thống cống thoát nước chưa đảm bảo thoát nhanh trong mùa mưa.

+ Hệ thống nước sinh hoạt: có hệ thống nước lọc đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo nước lọc cho thầy, trò nhà trường uống hàng ngày theo yêu cầu, có hệ thống nước máy để thực hiện công tác vệ sinh của HS và phục vụ thí nghiệm cho các phòng học bộ môn.

          * Thuận lợi

- Đảm bảo những điều kiện cơ bản cho các hoạt động dạy và học.

- Khuôn viên xanh, sạch, đảm bảo các điều kiện về y tế học đường.

- Các điều kiện về phòng học, phòng làm việc và các khối công trình theo tiêu chuẩn trường chuẩn, tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục của nhà trường.

* Khó khăn

          - Thiếu hệ thống tủ giá, bàn ghế trang thiết bị phòng học bộ môn, văn phòng.

           IV. Địa phương

* Thuận lợi

- Đảng uỷ, chính quyền, các ban ngành đoàn thể thị trấn luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục.

- Hội cha mẹ học sinh có sự phối kết hợp cùng nhà trường trong các hoạt động, là hạt nhân trong công tác huy động xã hội hóa giáo dục.

* Khó khăn

- Ngân sách địa phương chưa đủ để đầu tư đồng bộ CSVC cho nhà trường.

- Một số phụ huynh HS chưa quan tâm đến việc học tập tu dưỡng của con em mình, thường phó mặc cho nhà trường. Còn có học sinh có hoàn cảnh gia đình éo le và khó khăn.

V.  Kết quả năm học 2016 - 2017

1. Kết quả thi đua

- Trường: tập thể Lao động xuất sắc (đạt chỉ tiêu)

- Được UBND tỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc dẫn đầu cấp THCS. (đạt chỉ tiêu)

          - Chi bộ: Trong sạch vững mạnh (đạt chỉ tiêu)

          - Công đoàn: Vững mạnh xuất sắc (đạt chỉ tiêu)

          - Đoàn đội: Vững mạnh xuất sắc (đạt chỉ tiêu)

          - Đăng ký CSTĐCT: 1  số được công nhận là : 1 (đạt chỉ tiêu)

          - Đăng ký CSTĐCS: 15 số lượng đạt được là : 5 (chưa đạt chỉ tiêu)

          - Đăng ký LĐTT: 31  số lượng đạt được là : 29 (chưa đạt chỉ tiêu)

          - Hoàn thành nhiệm vụ: 12     

          - Lớp TTXS: 13

2. Hội thi GVG

- Thi GVG cấp trường:

            +  Kết quả:  Số giáo viên đạt GVG trường:  27/27 đ/c.

 - Thi GVG cấp huyện:

    Đồng đội xếp thứ 1/21 đơn vị.

- Thi GVG cấp tỉnh: đ/c Vũ Thị Quyên được chọn tham dự hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn và đạt giải nhì.

3. Viết và áp dụng sáng kiến

 - 31 đồng chí cán bộ, GV nghiên cứu, viết sáng kiến để dự xét cấp trường.

- Gửi 15 SK xét cấp huyện, kết quả: 14/15 sáng kiến được công nhận cấp huyện, 5 SK được gửi xét cấp ngành.

Cấp ngành: có 4 đ/c đạt (Hằng, Minh, Khánh, Phượng)

Cấp tỉnh: Có 3 đ/c đạt (Hằng, Khánh, Minh).

4. Thực hiện quy chế, nền nếp chuyên môn; chất lượng sinh hoạt chuyên môn

          - Giáo viên thực hiện nghiêm túc các quy chế, nền nếp chuyên môn; không có CB,GV vi phạm quy chế chuyên môn. Việc soạn bài, kiểm tra đánh giá, sử dụng đồ dùng thực hiện có nền nếp, đúng quy định chế.

Mỗi tổ chuyên môn đã tổ chức 2 chuyên đề/năm học. Các chuyên đề đều có tác dụng thiết thực sát với yêu cầu thực tế, góp phần nâng cao chất  lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên.

5. Chất lượng giáo dục

 Kết quả 2 mặt giáo dục cụ thể như sau:

Khối

Số học sinh

Hạnh kiểm (số lượng)

Học lực (số lượng)

Tốt

Khá

TB

Yếu

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

6

186

168

16

2

 

87

79

17

 

 

7

154

138

13

3

 

63

70

19

1

 

8

198

181

16

1

 

104

66

28

 

 

9

159

144

15

 

 

69

68

22

 

 

Cộng

697

631

60

6

 

323

283

86

1

 

- HS lên lớp thẳng là: 693 em = 99%  

- HS kiểm tra lại trong hè: 7/7

- HS lên lớp sau thi lại: 6/7 = 85,7%

- HS được công nhận tốt nghiệp THCS: 159/159 = 100%.

* Chất lượng học sinh giỏi: Cùng với công tác giảng dạy H/S đại trà công tác bồi dưỡng HSG cũng được chú trọng ngay từ đầu năm học, nhà trường đã lựa chọn, thành lập đội tuyển các bộ môn để bồi dưỡng, chuẩn bị kiến thức kỹ năng cho h/s tham dự thi HSG.

* Kết quả học sinh giỏi 8 môn văn hóa lớp 9:

- Cấp huyện: 64 giải (3  nhất, 21 nhì, 21 ba, 19  KK)

- Cấp tỉnh: 37 giải (2 nhì, 15Ba, 20 KK); Xếp thứ  7/12 huyện, thành phố.

* Kết quả thi Giải toán trên máy tính lớp 9:

Cấp huyện (1 nhì, 1 ba); cấp tỉnh (1 ba)

*Kết quả thi Olimpic Tiếng Anh:

- Olimpic huyện: Khối 8 (1 nhì, 1 KK). Khối 9 (1nhất, 5 nhì, 4 ba, 1 KK)

- Olimpic tỉnh: Khối 9 (3 ba, 6 KK)

Đánh giá:

- Chất lượng học sinh giỏi ở hầu hết các môn không đạt chỉ tiêu đề ra.

- Cấp tỉnh: Môn Lịch sử đạt chỉ tiêu, có chiều hướng tiến bộ, môn Tiếng Anh xếp thứ 3 tỉnh, môn Ngữ văn xếp thứ 5, có giải nhì. Các môn Vật lí, Địa lí xếp thứ 12/12 huyện, thành phố.

  * Thi  điền kinh: Cấp huyện: Đạt 1 huy chương vàng môn chạy 100m.

B. KẾ HOẠCH NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2017 - 2018

I. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Tiếp tục duy trì trường đạt chuẩn quốc gia một cách hiệu quả, phù hợp với điều kiện của nhà trường đáp ứng nhu cầu giáo dục.

2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên theo hướng đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng nhất là năng lực nghề nghiệp, đồng bộ với lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.

3. Tập trung nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục nhà trường; nâng cao trách nhiệm của Hiệu trưởng nhà trường trong tổ chức, quản lí các hoạt động chuyên môn; đề cao tinh thần đổi mới và sáng tạo trong quản lý, tổ chức các hoạt động giáo dục, tăng cường kỷ cương, nền nếp, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng, hiệu quả công tác của nhà trường.

4. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo hướng tinh giảm, coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học, gắn với đổi mới phương thức dạy học, kiểm tra và thi. Chú trọng giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm công dân đối với xã hội, cộng đồng; gắn với giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh trung học, phù hợp với định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới.

5. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục trung học theo hướng đồng bộ, hiện đại và đảm bảo an toàn thông tin mạng; phát triển hệ thống tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn trực tuyến qua mạng,...

6. Đẩy mạnh các giải pháp hạn chế tình trạng học sinh bỏ học, nâng chất lượng học sinh giỏi, nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và thi tuyển sinh lớp 10 THPT.

II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Thực hiện các Đề án giáo dục, các cuộc vận động và phong trào thi đua

1.1. Thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua

Triển khai thực hiện cuộc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí  Minh gắn với việc thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực" và cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo" gắn với tình hình thực tế của nhà trường trong các hoạt động. Việc thực hiện đã trở thành việc làm thường xuyên, thiết thực góp phần bồi dưỡng đội ngũ và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

- Triển khai quán triệt sâu rộng tới Cán bộ đảng viên, giáo viên, nhân viên đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tạo sự nhận thức và hành động của CBGV, NV và học sinh theo Chỉ thị 05-CT/TW  của Bộ chính trị.

Trong sinh hoạt chi bộ, nhà trường, thường xuyên tổ chức học tập về nội dung tư tưởng, đạo đức, phong cách  Hồ Chí Minh gắn với việc làm cụ thể như: Trong giáo tiếp ứng xử hàng ngày, tự chủ, sáng tạo trong công tác, làm việc dân chủ, cụ thể, ứng xử văn hóa, nói đi đôi với làm, lấy kết quả học tập là tiêu chuẩn đánh giá cuối năm.

Tiếp tục thực hiện các nội dung xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trở thành hoạt động thường xuyên trong nhà trường. Tổ chức học sinh trực nhật lớp, chăm sóc cây xanh, khuôn viên, giữ gìn cảnh quan, vệ sinh môi trường, phòng học xanh -sạch-đẹp-thân thiện- văn minh; tổ chức học sinh tham gia lao động tập thể tại địa phương theo kế hoạch chung của khu dân cư và toàn TT;

* Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực:

Xây dựng cảnh quan trường, lớp học thân thiện, bảo đảm vệ sinh sạch sẽ, củng cố hệ thống cây xanh, cây bóng mát; lớp học đủ ánh sáng (tự nhiên và nhân tạo), bàn ghế phù hợp lứa tuổi học sinh; Đảm bảo an toàn giao thông, chăm sóc sức khỏe. Tổ chức học sinh trực nhật lớp, chăm sóc cây xanh, khuôn viên, giữ gìn cảnh quan, vệ sinh môi trường, phòng học xanh - sạch - đẹp -thân thiện- văn minh.

Nội dung lao động thường xuyên: Các lớp thực hiện theo lịch từ thứ hai đến thứ 7 hàng tuần. Lao động chăm sóc cây xanh: giao cho các lớp chăm sóc vườn cây phụ trách. 

Phối hợp với trung tâm y tế huyện Kim Thành khám sức khỏe cho học sinh 2 lần vào tháng 11/2017 và tháng 2/2018. Thực hiện tốt công tác y tế trường học theo quy định.

 Tổ chức dạy và học hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh; thực hiện tốt huy động trẻ em trong độ tuổi đi học, phổ cập giáo dục. Trong năm học tập trung vào các hoạt động sinh hoạt chuyên môn mới như dạy học theo chủ đề, dạy học tích hợp liên môn, dạy học phát huy năng lực của học sinh nhằm giáo dục toàn diện học sinh, phát huy năng lực và tính chủ động sáng tạo, giáo dục pháp luật, rèn kĩ năng sống, tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo... cho học sinh.

Tăng cường công tác đổi mới phương pháp giảng dạy, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên; thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 2 tiết/tháng trong đó tháng 9 và 11/2017 và tháng 3 năm 2018 theo đơn vị trường; các tháng còn lại tổ chức theo đơn vị lớp và khối lớp. Nội dung theo chủ đề hàng tháng theo PPCT của Bộ GD&ĐT, chú trong các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tổ chức văn nghệ, thể thao cho học sinh.

Tổ chức sinh hoạt cuối tuần các lớp có lồng ghép sinh hoạt Đội; tổ chức 1 đợt hội diễn văn nghệ cho học sinh toàn trường vào dịp 20/11; 1 đợt thi thể thao cấp trường tháng 12/2017, tập trung vào các trò chơi dân gian, thi đấu 5 môn điền kinh, để tiếp tục tham gia cấp huyện.

Thực hiện có hiệu quả các hoạt động hát múa sân trường theo kế hoạch của Hội đồng đội huyện Kim Thành.

 Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động tập thể khác theo kế hoạch của địa phương vào các dịp lễ, tết; lễ hội truyền thống, đại hội các ban ngành đoàn thể và các dịp khác do địa phương tổ chức.

* Về nội dung rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh:

Tăng cường nội dung giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử, kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích trẻ em; xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học.

  * Về nội dung tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương:

Thực hiện có hiệu quả việc chăm sóc di tích lịch sử, văn hóa; giáo dục truyền thống, văn hóa và tinh thần cách mạng cho tất cả học sinh. Nhận chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ TT Phú Thái và khu di đền tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ của huyện Kim thành. Nhà trường có lịch cụ thể cho các lớp

- Chỉ đạo chặt chẽ việc triển khai thực hiện gắn với đánh giá nhận xét đánh giá cán bộ, đảng viên, công chức viên chức hàng năm.

- Phong trào thi đua Hai tốt:

Tổ chức phát động phong trào thi đua "Hai tốt" gắn liền với cuộc vận động "Hai không" đảm bảo nghiêm túc, công bằng khách quan trong đánh giá, xếp loại giáo viên và học sinh. Tập trung vào các dịp 15/10, 20/11 và 22/12, 26/3 ; tổ chức 01 đợt hội giảng- hội thi GVG cấp trường trong học kì 1 và 1 đợt Hội giảng học kì 2 với 100% giáo viên tham gia.

- Tiếp tục triển khai thực hiện cuộc vận động chống phát âm lệch chuẩn "L/N" gắn liền với các hoạt động dạy và học của giáo viên, học sinh nhà trường đạt hiệu quả khá.

1.2. Thực hiện các Đề án giáo dục

Tiếp tục tham mưu với địa phương kiện toàn lâp Ban chỉ đạo và xây dựng kế hoạch triển khai các Đề án giáo dục: Đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo trong nhà trường và trung tâm học tập cộng đồng các xã, thị trấn giai đoạn 2015-2020” ban hành kèm theo Quyết định số 112-QĐ/HU ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Huyện ủy Kim Thành; Đề án: “Huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội địa phương giai đoạn 2015-2020”;  Đề án “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trên địa bàn huyện Kim Thành giai đoạn 2016-2020” ban hành kèm theo Quyết định số 10981/QĐUBND ngày 28 tháng 12 năm 2016 của UBND huyện Kim Thành; Kế hoạch số 1647/KH-UBND ngày 28/12/2016 của UBND huyện Kim Thành về việc tiếp tục triển khai thực hiện đề án của UBND tỉnh Hải Dường “Xây dựng trường chuẩn quốc ở các cấp học” giai đoạn 2016-2020. Nhà trường triển khai xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp với tình hình thực tế.

2. Thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục và công tác phổ cập

2.1. Tuyển sinh lớp 6: Khối CLC 166 HS, Khối đại trà 43 HS

    Tuyển sinh khối 6 =209 đạt tỷ lệ 100% 100%

2.2. Kế hoạch phát triển giáo dục

Khối

Số học sinh tuyển mới hoặc lên lớp

Số học sinh

lưu ban

Tổng số học sinh

Số lớp

Số học sinh bỏ học trong hè

Tổng số

Trong đó số HS khuyết tật

Tổng số

Trong đó số HS khuyết tật

Tổng số

Trong đó số HS khuyết tật

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)=(2)+(4)

(7)=(3)+(5)

(8)

(9)

6A

165

 

 

 

165

 

4

 

6B

44

1

 

 

44

1

1

 

Tổng

209

1

 

 

209

1

5

 

7A

130

 

 

 

130

 

3

 

7B

59

1

1

 

60

1

2

 

Tổng

189

1

1

 

190

1

5

 

8A

118

1

 

 

118

1

3

 

8B

38

1

 

 

38

1

1

 

Tổng

156

2

 

 

156

2

4

 

9A

135

 

 

 

135

 

3

 

9B

63

 

 

 

63

 

2

 

Tổng

198

 

 

 

198

 

5

 

Tổng số: KA

548

1

 

 

545

1

13

 

                KB

204

3

1

 

204

3

6

 

Toàn trường

752

4

1

 

753

4

19

 

* Chỉ tiêu: Duy trì sĩ số đạt 100%.

2.3. Phổ cập giáo dục

Tiếp tục triển khai các văn bản chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Đảm bảo đủ các điều kiện và nội dung, quy trình và thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, tăng cường phân luồng học sinh sau THCS và xóa mù chữ cho người lớn.

Tham mưu với địa phương rà soát, củng cố kiện toàn Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục và đội ngũ cán bộ giáo viên chuyên trách phổ cập giáo dục;

Triển khai điều tra phổ cập xóa mù chữ năm 2017 theo mẫu phiếu mới.

- Thực hiện đồng bộ các biện pháp huy động các đối tượng diện phổ cập ra lớp, duy trì sĩ số học sinh:

+ Nắm bắt hoàn cảnh học sinh: Nắm bắt tình hình học sinh ngay từ đầu cấp và thường xuyên trong cả quá trình học tập. Phân loại đối tượng giáo dục, kịp thời phát hiện những khó khăn có thể dẫn đến tình trạng HS bỏ học để có giải pháp giúp đỡ kịp thời, không để đến lúc học sinh có dấu hiệu bỏ học mới động viên giúp đỡ.

+ Nâng cao chất lượng giáo dục: Thực hiện tốt công tác phụ đạo học sinh yếu để hạn chế học sinh bỏ học vì học yếu. Bên cạnh việc quan tâm chương trình, thời gian, phương pháp cần có các giải pháp để HS tham gia đầy đủ các buổi học và hợp tác tốt với giáo viên trong quá trình học tập.

+  Chú trọng công tác xã hội hóa giáo dục trong việc duy trì sĩ số.

 Quan tâm đến các vấn đề: XHH để hỗ trợ và giúp đỡ: học bổng, tư vấn tâm lí, vật chất…. cho học sinh, khi cần thiết vận động các nguồn lực hỗ trợ cho gia đình học sinh khó khăn góp phần giảm bớt nguy cơ HS bỏ học, phối hợp với công tác khuyến học của địa phương, với gia đình và sự tham gia vào cuộc của các tổ chức đoàn thể, phối hợp, trao đổi thông tin thường xuyên giữa nhà trường và gia đình.

+Tuyên truyền cho PHHS không tạo áp lực học tập cho con em cũng không buông lỏng việc quản lí học tập của cho em. Cha mẹ học sinh và bản thân các em phải xác định rõ sự cần thiết phải hoàn thành GDTHCS để có cơ hội sống chủ động trong suốt cuộc đời. Tuyên truyền để hạn chế những suy nghĩ tiêu cực về việc học, không thực dụng để HS bỏ học tham gia lao động sản xuất sớm.

- Chỉ tiêu: Đạt chuẩn Phổ cập Giáo dục THCS mức độ 3.

3. Công tác kế hoạch

 Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục.

3.1. Kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm học

Căn cứ hướng dẫn số 870/PGDĐT-GDPT ngày 15/9/2017 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Kim Thành hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2017 - 2018 cấp THCS, Hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ/nhóm chuyên môn và các cá nhân xây dựng kế hoạch theo nhiệm vụ được phân công; thảo luận, lấy ý kiến đóng góp của tổ, nhóm chuyên môn, xây dựng kế hoạch chính thức và tổ chức thực hiện.

Các kế hoạch nội dung ngắn gọn, rõ nhiệm vụ trọng tâm; các giải pháp, biện pháp thực hiện phải sát thực tế, có tính khả thi. Trong quá trình thực hiện kiểm tra, giám sát để kịp thời điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế.

Thời gian: Tháng 9/2017

3.2. Kế hoạch dạy học các môn học

- Trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ trong chương trình giáo dục phổ thông; căn cứ Công văn số 1038/SGDĐT-GDTrH ngày 16/9/2011 của Sở GDĐT hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học THCS và THPT, Công văn số 1038/SGDĐT-GDTrH ngày 04/9/2015 của Sở GDĐT hướng dẫn thực hiện một số yêu cầu về chuyên môn; nhà trường xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực của học sinh theo khung 37 tuần, thời gian thực hiện theo đúng Quyết định số 2220/QĐ-UBND ngày 28/7/2017 của UBND tỉnh Hải Dương (học kỳ I: 19 tuần, từ ngày 21/8/2017 đến ngày 31/12/2017; học kỳ II: 18 tuần, từ ngày 03/01/2018 đến ngày 25/5/2018, thời gian hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2018), đảm bảo đủ thời lượng dành cho luyện tập, ôn tập, thí nghiệm, thực hành, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo và kiểm tra định kỳ.

- Tiếp tục đưa các chủ đề đã thực hiện có hiệu quả từ năm học trước và chủ đề dạy học dự kiến xây dựng trong năm học 2017 – 2018 vào kế hoạch dạy học ngay từ đầu năm học để thực hiện bổ sung các nội dung yêu cầu theo tinh thần đã được tập huấn, bồi dưỡng trong hè năm 2017 và đảm bảo trong năm học mỗi môn học thực hiện được tối thiểu 02 chủ đề trong mỗi học kỳ. Chương trình dạy học do tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên xây dựng, được Hiệu trưởng thẩm định, phê duyệt trước khi thực hiện và là căn cứ để thanh tra, kiểm tra.

- Thời gian thực hiện xây dựng chương trình: Trước ngày 21/8/2017

Rà soát điều chỉnh kì 2- nếu có trước ngày 31/12/2017.

3.3. Dạy học tự chọn

Tổ chức dạy học tự chọn 02 tiết/tuần cho tất cả học sinh; Đối với lớp 6, 7, 8 tiếp tục tổ chức dạy tự chọn môn Tin học, đối với lớp 9 dạy chủ đề tự chọn bám sát môn Toán và Ngữ văn (Khối B), chủ đề tự chọn nâng cao môn Toán và Ngữ văn (Khối A).

Kế hoạch dạy tự chọn do nhóm chuyên môn xây dựng, duyệt cùng chương trình chính khóa. Nội dung phải đảm bảo nguyên tắc bám sát đặc trưng bộ môn, đảm bảo phù hợp với trình độ, năng lực HS, coi trọng phương pháp học tập và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức đồng thời đáp ứng tốt nhất cho việc thi vào lớp 10 THPT.

 Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chủ đề tự chọn bám sát và nâng cao thực hiện theo quy định tại Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS của Bộ GDĐT.

4. Các hoạt động dạy học và giáo dục

4.1. Bồi dưỡng học sinh giỏi

Thực hiện bồi dưỡng học sinh giỏi các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Lịch sử. Chương trình thực hiện 3 buổi/tuần x 15 tuần (môn Toán, Ngữ văn), 20 tuần với các môn còn lại.

Bồi dưỡng môn Toán, Ngữ văn, tiếng Anh lớp 7,8 từ tuần 5 (3 tiết/tuần x 13 tuần học kì 1, 17 tuần học kì 2).

          - Phát động học sinh nghiên cứu khoa học, cử giáo viên hướng dẫn sau vòng sơ khảo cấp trường.

          - Tập huấn đội tuyển điền kinh từ tuần 6, 1 buổi =2 tiết/tuần x 17 tuần.

          Phân công giáo viên: Vũ Tiến Huy và Trịnh Tân Long.

- Trên cơ sở kết quả học tập của năm học trước, giáo viên rà soát năng lực học sinh để tuyển chọn những học sinh có năng lực tốt, phù hợp với từng môn học có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ đầu năm học. Chương trình bồi dưỡng phải được xây dựng cụ thể, phù hợp với đối tượng học sinh. Phân công giáo viên có kinh nghiệm, giáo viên giỏi dạy bồi dưỡng cho học sinh ở các lớp. Lãnh đạo nhà trường tổ chức kiểm tra, đánh giá nghiêm túc, khách quan, công bằng và thực chất kết quả bồi dưỡng.

Thực hiện bồi dưỡng theo TKB của nhà trường, khảo sát 2 lần/học kì vào tháng 10,12/2017 và tháng 3, 5/2018. Giáo viên soạn giáo án và thông qua tổ chuyên môn như chính khóa.

Thanh toán tiền bồi dưỡng học sinh giỏi bằng nguồn ngân sách nhà trường, hỗ trợ từ tiền dạy thêm theo quy chế chi tiêu nội bộ, không thu tiền của học sinh.

   Tổ chức học sinh tham gia thi học sinh giỏi cấp huyện các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Lịch sử. Số lượng học sinh dự thi mỗi môn được duyệt cụ thể.

4.2. Phụ đạo học sinh yếu kém

Triển khai phụ đạo học sinh yếu môn Toán, Ngữ văn các khối lớp.

Đối tượng: Học sinh có xếp loại môn học dưới 5.0, học sinh thi lại đã được lên lớp, học sinh lưu ban.

Rà soát 2 đợt: Đầu năm và đầu học kì 2

Chương trình: Thực hiện từ tuần 5 - học kì 1- 12 tuần, học kì 2- 16 tuần x 3 tiết/tuần. Chương trình do giáo viên biên soạn, hiệu trưởng phê duyệt. Việc quản lí và thực hiện dạy học như công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.

- Biện pháp: giáo viên phụ đạo biên soạn chương trình phụ đạo cụ thể, thiết thực phù hợp với năng lực thực tế của học sinh; đối tượng học sinh phụ đạo cần tập trung vào những học sinh có học lực yếu, kém; giáo viên chủ nhiệm lớp phải thường xuyên theo dõi những học sinh này để có biện pháp động viên giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các em vươn lên. Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả khắc phục tình trạng học sinh yếu kém trong từng tháng, từng học kì và cả năm học.

Khảo sát: Mỗi tháng GV đánh giá 1 lần, có ghi điểm theo dõi.

Nhà trường đánh giá kết quả theo đợt khảo sát tập trung của phòng GD&ĐT và kết quả kiểm tra học kì.

4.3. Tổ chức dạy thêm, học thêm

- Tiếp tục triển khai công tác dạy thêm học thêm theo Quyết định số 20/2013/QĐ-UBND ngày 10/9/2013 của UBND tỉnh Hải Dương ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm chương trình phổ thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương, thời gian tổ chức dạy thêm trong nhà trường sau khi có phê duyệt của Phòng GD&ĐT.

- Môn dạy thêm: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh toàn trường

- Giáo viên dạy: GV nhà trường có nguyện vọng, Phụ huynh nhất trí đăng ký trong cuộc họp đầu năm, được học sinh viết đơn đăng kí học thêm.

- Biên chế lớp theo môn học, theo trình độ và năng lực học sinh với 3 đối tượng giỏi, khá, TB.

- Chương trình: Biên soạn 2 bộ chương trình (Chương trình dành cho đối tượng khối CLC và khối đại trà). Thời lượng 3tiết/buổi/tuần/môn x 30 tuần/ năm, trong đó có 2 buổi/1 học kì dành thời lượng cho khảo sát chất lượng).

- Tổ chức thực hiện:

+ Họp Hội đồng triển khai chủ trương, giáo viên viết đơn.

+ Triển khai chủ trương tới CMHS trong cuộc họp CMHS toàn trường.

+ Tổ chức học sinh đăng kí học, sắp xếp lớp, biên soạn chương trình

+ Xây dựng kế hoạch xin cấp phép.

+ Triển khai thực hiện sau khi được cấp phép.

+ Việc thực hiện: Như quản lí dạy học chính khóa, có sổ kiểm diện, sổ đầu bài, thời khóa biểu, giáo án đã được thông qua tổ chuyên môn, sổ điểm, lưu bài khảo sát.

Hiệu trưởng kiểm tra trong đợt kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ giáo viên và đột xuất.

+ Tổ chức khảo sát theo kế hoạch của phòng GD&ĐT 2 đợt vào cuối học kì 1 và 4/2018.

+ Kinh phí dạy thêm:

   Thu, chi theo Quyết định số 20/QĐ-UBND ngày 10/9/2013 của UBND tỉnh HD

Thời gian thu: 12/2017 và 4/2018. Lập hồ sơ kế toán theo đúng quy định. Quyết toán công khai vào cuối năm học và đầu năm học 2018-2019.

- Biện pháp:

+ Tiếp tục nêu cao nhận thức của cán bộ, giáo viên về tinh thần trách nhiệm, quyền lợi của người học, đối tượng, nguyên tắc dạy thêm, học thêm đối với cán bộ, giáo viên tham gia dạy thêm, học thêm;

+ Hiệu trưởng đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội dung kế hoạch, chương trình, chất lượng dạy thêm học thêm, sử dụng đúng mục đích cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, kinh phí dạy thêm học thêm nhằm nâng cao hiệu quả công tác dạy thêm, học thêm trong nhà trường. Chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý nhà nước về những vi phạm trong công tác dạy thêm học thêm quy định tại Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4.4. Dạy học Tiếng Anh

- Tổ chức dạy học chương trình Tiếng Anh mới cho học sinh lớp 6. Tổng số 209 em. Cử ĐC Nguyễn Thu Trang- giáo viên Tiếng Anh tham gia tập huấn theo kế hoạch của Sở GD&ĐT từ 7/2017- 9/2017.

 Về tổ chức các hoạt động cho giáo viên và học sinh: Cử giáo viên tham gia dự giờ, sinh hoạt chuyên môn cho giáo viên theo huyện, cụm trường. Tăng cường đổi mới các hình thức dạy học ngoại ngữ, tích cực dạy học theo chủ đề để phát triển năng lực cho học sinh.

Về tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng CNTT trong dạy học ngoại ngữ: Tiếp tục tham mưu với Phòng GD&ĐT đề nghị cấp trên trang bị phòng học ngoại ngữ chuyên dụng cho trường khi thực hiện chương trình Tiếng Anh mới. Cử giáo viên tập huấn, bồi dưỡng về sử dụng thiết bị dạy học ngoại ngữ, tích cực ứng dụng CNTT, khai  thác sử dụng phần mềm dạy học ngoại ngữ theo các lớp bồi dưỡng của cấp trên và tự bồi dưỡng.

 Về đổi mới kiểm tra, đánh giá: Tiếp tục thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá ngoại ngữ theo hướng tiếp cận với bài thi năng lực ngoại ngữ do Bộ GDĐT, thực hiện theo công văn 1135/SGDĐT-GDTrH, ngày 08/9/2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo. Lập kế hoạch và bố trí kinh phí tổ chức đánh giá năng lực đầu ra bậc 2 đối với học sinh lớp 9 tham gia chương trình mới để thúc đẩy đổi mới kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh của học sinh

 4.5. Tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông, giáo dục ngoài giờ lên lớp

Việc tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục hướng nghiệp, giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa chuyển mạnh sang hướng hoạt động trải nghiệm sáng tạo, đồng thời quản lí các hoạt động giáo dục kỹ năng sống theo Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 ban hành quy định về Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.

* Hoạt động tập thể

Nâng cao hiệu quả một số hoạt động giáo dục cho học sinh theo tinh thần Chỉ thị 1537/CT-BGDĐT ngày 05/5/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Chú trọng tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của Ngày khai giảng, Lễ tri ân, Lễ chào cờ Tổ quốc; hướng dẫn học sinh hát Quốc ca đúng nhạc, đúng lời và đúng nghi thức, thể hiện nhiệt huyết, lòng tự hào dân tộc của tuổi trẻ Việt Nam. Duy trì có hiệu quả bài thể dục buổi sáng và bài thể dục giữa giờ thường xuyên trong suốt năm học. Đưa bài võ cổ truyền vào thể dục giữa giờ thứ hai đầu tuần.

Thứ hai đầu tuần tổ chức chào cờ với sự tham gia của 100% CBGV,NV và HS toàn trường. Yêu cầu toàn trường hát Quốc ca theo nền nhạc không lời. Trong các buổi sinh hoạt tập thể của nhà trường, tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Liên đội TNTP, nếu có phần nghi thức yêu cầu 100% CBGV,Nv và HS tham gia hát Quốc ca. Yêu cầu hát đúng lời, giai điệu nhằm giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào về truyền thống dân tộc.

Tổ chức sinh hoạt cuối tuần các lớp có lồng ghép sinh hoạt Đội; tổ chức 1 đợt hội diện văn nghệ cho học sinh toàn trường vào dịp 20/11; 1 đợt thi thể thao cấp trường tháng 12/2017, tập trung vào các trò chơi dân gian, thi đấu 5 môn điền kinh để tiếp tục tham gia cấp huyện.

Thực hiện có hiệu quả các hoạt động hát múa sân trường theo kế hoạch của Hội đồng đội huyện Kim Thành.

Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động tập thể khác theo kế hoạch của địa phương vào các dịp lễ, tết; lễ hội truyền thống, đại hội các ban ngành đoàn thể và các dịp khác do địa phương tổ chức.

* Giáo dục hướng nghiệp dạy nghề phổ thông

- Tiếp tục thực hiện nội dung giáo dục hướng nghiệp 9 tiết/năm học với lơp 9 do giáo viên chủ nhiệm lớp 9 thực hiện. Trên cơ sở chương trình, giáo viên đổi mới nội dung, phương pháp, đa dạng hóa các hình thức, phương thức tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh trung học. Trong năm học, tổ chức ít nhất 1 lần cho học sinh lớp 9 tham quan các nhà máy đóng trên địa bàn xã hoặc mời các nhà doanh nghiệp về nói chuyện hướng nghiệp cho học sinh.

- Tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn công tác dạy nghề theo các văn bản hiện hành. Chủ động phối hợp với Trung tâm TH-HN-DN tư thục Kim thành tổ chức dạy nghề phổ thông cho 156  học sinh lớp 8 và tổ chức thi nghề cho các em vào tháng 8/2018.

Hiện có 198/198 học sinh lớp 9 hoàn thành học nghề và thi nghề phổ thông, đạt 100%.

* Hoạt động ngoài giờ lên lớp

Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 2 tiết/tháng trong đó tháng 9 và 11/2017 và tháng 3 năm 2018 theo đơn vị trường; các tháng còn lại tổ chức theo đơn vị lớp và khối lớp. Nội dung theo chủ đề hàng tháng theo PPCT của Bộ GD&ĐT, chú trong các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tổ chức văn nghệ, thể thao cho học sinh.

Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp với chủ đề của tháng và tình hình thực tế của lớp. Trong năm học, tổ chức 1 đợt Hội diễn văn nghệ cấp trường vào dịp 20/11, 1 đợt thi đấu thể thao vào dịp 22/12, tổ chức 1 hoạt động ngoại khóa về an toàn giao thông, 1 hoạt động trải nghiệm tìm hiểu di tích văn hóa địa phương nhân dịp đầu xuân 2018.

4.6. Thực hiện nội dung giáo dục địa phương, tích hợp một số nội dung trong các môn học

- Tiếp tục thực hiện chương trình Lịch sử, Địa lí địa phương như năm học trước, triển khai thực hiện chương trình Ngữ văn địa phương (đổi với THCS) theo Quyết định số 1091/QĐ-SGDĐT ngày 10/8/2017 V/v ban hành và sử dụng Tài liệu dạy học và hướng dẫn giảng dạy Ngữ văn địa phương trong các trường THCS tỉnh Hải Dương

- Tổ chức cho học sinh các lớp đăng kí mua tài liệu địa phương theo phát hành của Sở GD&ĐT, đảm bảo học sinh có tài liệu để học tập. Việc thực hiện đảm bảo bám sát, liên hệ và vận dụng giải quyết các vấn đề ở Thị trấn Phú Thái và huyện Kim Thành.

- Tiếp tục thực hiện tích hợp giáo dục đạo đức, nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật; giáo dục an ninh quốc phòng; giáo dục phòng chống tham nhũng; chú trọng tuyên truyền, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an toàn giao thông; hướng dẫn tổ chức tham quan, học tập thông qua di sản… Nội dung tích hợp theo tài liệu của Bộ GD&ĐT được thể hiện trong chương trình chính khóa để giáo viên theo dõi thực hiện.

4.7 . Công tác giáo dục thể chất,  y tế  trường học

* Công tác giáo dục thể chất.

            Tiếp tục triển khai công tác giáo dục thể chất như năm học trước, đưa nội dung bài tập Võ cổ truyền vào nhà trường thực hiện trong buổi ra chơi giữa giờ thứ hai trong tuần. Thời gian triển khai từ tháng 10/2017. Giáo viên Thể dục dạy trực tiếp học sinh trong giờ ra chơi và lồng ghép trong giờ chính khóa, thể hiện rõ trong giáo án.

          Giáo viên và học sinh học tiết Thể dục phải mang giầy, quần thể thao. Tiếp tục đầu tư mua sắm trang thiết bị cho việc dạy bộ môn Thể dục. Không xếp thời khóa biểu tiết 5 buổi sáng, tiết 1 buổi chiều, hai tiết Thể dục 1 buổi.

          Khai thác có hiệu quả sân giáo dục thể chất của nhà trường, tiếp tục đề nghị địa phương và huy động xã hội hóa để san lấp mặt bằng, dọn cỏ sân vận động trung tâm xã đưa vào sử dụng trong các tiết học TD và trong các hoạt động TDTT của nhà trường.

Huấn luyện đội tuyển điền kinh tham gia thi cấp huyện từ tuần 5- chương trình 13 tuần. Gồm: Chạy 100m (nam, nữ), Chạy 800m nữ, Chạy 1500m nam, ném bóng cao su (nam, nữ), nhảy cao (nam, nữ) và nhảy xa (nam, nữ).

          Tổ chức 1 đợt thi đấu Thể thao trong dịp 22/12: Điền kinh, trò chơi dân gian, giải bóng đá mi ni cho học sinh toàn trường.

          * Công tác y tế học đường

          - Nhân viên phụ trách y tế học đường xây dựng kế hoạch duyệt với HT

          - Kí hợp đồng với trạm y tế TT Phú Thái về công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh.

          - Tiếp tục duy trì hoạt động của phòng y tế với 2 giường, đủ các trang thiết bị và thuốc theo danh mục quy định.

          Thành lập Đội xung kích chữ thập đỏ của trường do Cô Nguyễn Thị Cúc là tổ trưởng gồm 19 giáo viên chủ nhiệm và 19 HS đại diện học sinh các lớp; phối hợp với trạm y tế tập huấn công tác cứu thương và sơ cứu ban đầu cho giáo viên và HS trong Hội chữ thập đỏ.

          Thường xuyên kiểm tra đảm bảo các phòng học phải luôn sạch sẽ, thoáng mát, có hệ thống đèn chiếu sáng đảm bảo ánh sáng phục vụ dạy và học tránh các tật về mắt. Có đủ các công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn cho giáo viên và học sinh, thường xuyên làm tốt công tác vệ sinhđảm bảo cảnh quan, khuôn viên nhà trường Xanh-Sạch -Đẹp.

Sử dụng hệ thống nước lọc cho GV và học sinh uống; duy trì sử dụng nước máy trong các hoạt động của nhà trường.

Kí hợp đồng với trung tâm y tế huyện Kim Thành khám sức khỏe cho học sinh 1-2 lần trong năm học (dự kiến vào tháng 10/2017 và tháng 2/2018). Tổ chức cho 100% nữ lớp 8,9 được tiêm phòng AT.

Y tế làm tốt công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, tai nạn thương tích, an toàn giao thông cho HS. Ít nhất mỗi tháng 1 nội dung trong buổi chào cờ tháng thứ 2 đầu tuần.

Tuyên truyển vận động 100% học sinh tham gia bảo hiểm y tế năm 2018. Mức thu 491.400 đồng, thời gian hoàn thành chậm nhất trước 15/11/2017. Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho học sinh có ảnh để thuận tiện cho việc đi khám chữa bệnh các tuyến của học sinh.

Vận động HS tham gia Bảo hiểm thân thể theo hình thức tự nguyện, không ép buộc.

Cử bà Nguyễn Thị Hiến - kế toán làm cộng tác viên thực hiện công tác bảo hiểm học sinh trong nhà trường.

4.8. Giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật

Có 4 học sinh khuyết tật lớp 8A2 và 8B, 7B1 và 6B. Dạng khuyết mắt và trí tuệ.

Lập hồ sơ học sinh khuyết tật hòa nhập cụ thể, có đủ giấy tờ theo quy định.

Giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục và giảng dạy phù hợp với học sinh; đảm bảo học sinh hòa nhập tốt. Việc đánh giá học sinh khuyết tật vận dụng Quy chế đánh giá xếp loại học sinh theo hướng tạo điều kiện tối đa để học sinh khuyết tật được tham gia học hòa nhập, việc đánh giá, xếp loại sẽ được xem xét theo từng trường hợp cụ thể, không coi là học sinh ngồi sai lớp.

Đảm bảo đủ các chế độ chính sách cho học sinh khuyết tật hòa nhập.

          5. Các hoạt động chuyên môn trong năm học

5.1. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học

Tiếp tục đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực và phẩm chất người học nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh theo tinh thần Công văn số 3535/BGDĐT-GDTrH ngày 27/5/2013 về áp dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" và các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực khác; Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá giờ dạy theo Quyết định số 1156/QĐ-SGDĐT ngày 28/8/2015 Về việc Ban hành Phiếu đánh giá, xếp loại giờ dạy của giáo viên; coi trọng đánh giá hiệu quả của việc đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động dạy học, khả năng sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ và ứng dụng, vận dụng kiến thức của học sinh. Chú trọng hướng dẫn học sinh tự học, đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành, dạy học theo dự án trong các môn học. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học, bảo đảm cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kĩ năng và định hướng thái độ, hành vi cho học sinh; Chú ý tổ chức dạy học phân hóa phù hợp các đối tượng học sinh, tập trung dạy học sinh cách học, cách nghĩ, cách vận dụng, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; Tăng cường tổ chức dạy học thí nghiệm - thực hành.

Nội dung mới trong năm học là tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh được đưa chính thức trong chương trình các bộ môn, giáo viên đã được tập huấn. Việc tổ chức đảm bảo thiết thực, phù hợp, tránh hình thức; coi đây là một phương pháp dạy học tích cực. Khuyến khích giáo viên soạn bài, khai thác ngữ liệu, tổ chức học sinh vận dụng thực hành từ thực tiễn cuộc sống.

5. 2. Đổi mới hình thức tổ chức dạy học

- Thực hiện có hiệu quả các tiết dạy nội khóa, đa dạng hóa các hình thức dạy học, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức dạy học. Khuyến khích giáo viên sử dụng mô hình kết hợp giữa lớp học truyền thống với các lớp học trực tuyến. Trước mắt, khai thác ngữ liệu dạy học trên mạng trực tuyến tại lớp; hướng dẫn học sinh học tập của bài giảng elearning...

- Trong quá trình thực hiện các hoạt động dạy học, giáo dục, giáo viên cần coi trọng việc quan sát và hướng dẫn học sinh tự quan sát, đánh giá quá trình và kết quả hoạt động học tập, rèn luyện của các em; nhận xét định tính và định lượng về kết quả hoạt động, qua đó đề xuất hoặc triển khai kịp thời các hướng dẫn, góp ý, điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; Chú trọng giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh có thể vận dụng vào đời sống hằng ngày.

- Giáo viên bộ môn nghiên cứu nội dung hướng dẫn hoạt động nghiên cứu khoa học cho học sinh để tuyên truyền, động viên, khích lệ học sinh tích cực tham gia cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học. Tháng 10/2017 sơ duyệt cấp trường, cử giáo viên hướng dẫn những đề án khả thi tham gia cuộc thi Nghiên cứu khoa học cấp huyện và cấp tỉnh.

Triển khai có hiệu quả kế hoạch thi học sinh giỏi các môn văn hóa cho học sinh lớp lớp 9 theo quy định. Các cuộc thi khác thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GDĐT, Sở GDĐT.

Tăng cường tổ chức các hoạt động dạy học thí nghiệm, thực hành. Khai thác tốt hệ thống phòng bộ môn, các trang thiết bị dạy học để nâng cao các tiết thực hành nội, ngoại khóa.

- Tiếp tục thực hiện tốt việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học theo Hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013 của liên Bộ GDĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch gắn với điều kiện thực tế của TT Phú Thái và nhà trường.

5.3. Thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá

- Thực hiện nghiêm túc việc không tổ chức khảo sát chất lượng học sinh đầu năm học theo Chỉ thị số 5105/CT-BGDĐT ngày 03/11/2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.

- Tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy chế ở tất cả các khâu ra đề, coi, chấm và nhận xét, đánh giá học sinh trong việc thi và kiểm tra; đảm bảo thực chất, khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh.

- Tiếp tục đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Chú trọng đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh: đánh giá qua các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video clip,…) về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá nói trên thay cho các bài kiểm tra hiện hành. Việc thực hiện được Hiệu trưởng phê duyệt và có ý kiến chỉ đạo điều chỉnh kế hoạch kiểm tra của nhà trường, giáo viên lưu sản phẩm của học sinh như các bài kiểm tra khác.

- Kết hợp đánh giá trong quá trình dạy học, giáo dục và đánh giá tổng kết cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và nhận xét, góp ý lẫn nhau của học sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh và cộng đồng. Các hình thức kiểm tra, đánh giá đều nhằm hướng tới phát triển năng lực của học sinh; coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập, động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của các em trong quá trình dạy học. Khi chấm bài kiểm tra phải có phần nhận xét, hướng dẫn, sửa sai, động viên sự cố gắng, tiến bộ của học sinh.

Đối với học sinh có kết quả bài kiểm tra định kì không phù hợp với những nhận xét trong quá trình học tập (quá trình học tập tốt nhưng kết quả kiểm tra quá kém hoặc ngược lại), giáo viên cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, nếu thấy cần thiết và hợp lí thì có thể cho học sinh kiểm tra lại.  Việc thực hiện kiểm tra lại phải được Hiệu trưởng phê duyệt

- Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề thi, kiểm tra định kỳ, cuối kỳ, cuối năm theo ma trận và viết câu hỏi phục vụ ma trận đề. Đề kiểm tra bao gồm các câu hỏi, bài tập (tự luận hoặc/và trắc nghiệm khách quan) theo 4 mức độ yêu cầu: Nhận biết: nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học; Thông hiểu: diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình, có thể thêm các hoạt động phân tích, giải thích, so sánh, áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập; Vận dụng: kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết thành công tình huống, vấn đề tương tự tình huống, vấn đề đã học; Vận dụng cao: vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn; đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống. Căn cứ vào mức độ phát triển năng lực của học sinh ở từng học kỳ, từng khối lớp, giáo viên và nhà trường xác định tỉ lệ các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu trong các bài kiểm tra trên nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng học sinh và tăng dần tỉ lệ các câu hỏi, bài tập ở mức độ yêu cầu vận dụng, vận dụng cao.

- Tiếp tục thực hiện việc xây dựng quĩ đề kiểm tra dùng chung cho các môn học và kiểm tra chung theo khối ở một số môn học (theo đơn vị lớp) tập trung vào các môn Toán, Ngữ văn, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Lịch sử, Tiếng Anh. Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra, nhà trường điều chỉnh thời khóa biểu, bố trí giáo viên coi kiểm tra một cách khoa học để không ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện chương trình và đạt được mục đích, yêu cầu của kiểm tra định kì. Trong tổ chức kiểm tra, lãnh đạo nhà trường tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đổi mới công tác quản lý kiểm tra để việc kiểm tra cùng đề, cùng thời điểm có giá trị thiết thực, đánh giá đúng năng lực học sinh khắc phục tình trạng tổ chức hình thức, không hiệu quả.

+ Thời gian xây dựng quỹ đề: 10/10/2017 và 15/01/2018.

+  Số đề giới thiệu: bằng số lớp + 1

+ Giáo viên giới thiệu đề: GV trực tiếp dạy học. Cấu trúc đề thống nhất chung trong nhóm chuyên môn.

+ Hiệu trưởng trực tiếp tổ hợp đề kiểm tra chính thức. Nhà trường trao đổi với các trường trong huyện đổi quỹ đề để đảm bảo tính khách quan.

- Thực hiện nghiêm túc Công văn số 914/SGDĐT-GDTrH ngày 06/8/2015 của Sở về tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn qua mạng. Trong đó, tập trung chỉ đạo cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn trên trang mạng "Trường học kết nối" về xây dựng các chuyên đề dạy học tích hợp, liên môn; đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Rà soát danh sách và cấp tài khoản cho giáo viên và học sinh trên trang trường học kết nối. Mỗi giáo viên tham gia ít nhất 2 nội dung đưa lên trường học kết nối/tháng.

6. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

6.1. Công tác bồi dưỡng đội ngũ

- Tiếp tục  xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo năm học và lộ trình dài hạn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ, từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới. 

Tiếp tục tạo điều kiện cho 1 nhân viên hoàn thành đào tạo nâng chuẩn, cử 1 giáo viên tiếp tục học Đại học. Tạo điều kiện cho 1 cán bộ quản lí và 5 giáo viên bồi dưỡng theo hạng chức danh nghề nghiệp để thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp ( Hạng 1: 3 người, hạng 2: 5 người).

-  Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên từ nhà trường đến tổ chuyên môn và cụ thể ở từng giáo viên. Nội dung kế hoạch cụ thể, ngắn gọn, rõ việc phù hợp với năng lực chuyên môn và nhiệm vụ được phân công trong năm học. Kế hoạch được lồng ghép trong kế hoạch cá nhân để giảm bớt áp lực về hồ sơ sổ sách, được Hiệu trưởng phê duyệt và là căn cứ để đánh giá công tác tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên trong nhà trường.

Nội dung: Trên cơ sở những nội dung, yêu cầu đã tiếp thu từ các lớp tập huấn tại Phòng GDĐT và yêu cầu thực tế của nhà trường tập trung tập huấn, củng cố các nội dung chủ yếu như: dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; xây dựng chủ đề dạy học; tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuyên đề tích hợp, liên môn; sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn theo chuyên đề, theo nghiên cứu bài học để mỗi giáo viên được "tập huấn tại công việc" nhằm nâng cao năng lực thực hành sư phạm, sử dụng có hiệu quả kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức hoạt động học của học sinh; tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo; giáo dục giá trị, kĩ năng sống; công tác giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên tư vấn trường học;…

6.2. Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn

          6.2.1. Nội dung sinh hoạt chuyên môn

Tiếp tục triển khai việc sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo nghiên cứu bài học và theo chuyên đề hướng dẫn tại công văn số 1258/SGDDT-GDTrH ngày 18/9/2013; thực hiện việc sinh hoạt chuyên môn của tổ, nhóm chuyên môn theo tinh thần công văn 1052/SGDĐT-GDTrH ngày 08/9/2015 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương;

Tăng cường nâng cao năng lực sư phạm giáo viên thông qua công tác bồi dưỡng giáo viên và dự giờ thăm lớp, chú ý bồi dưỡng những giáo viên giáo viên có trình độ chuyên môn hạn chế; tổ chức rút kinh nghiệm giảng dạy ở các tổ chuyên môn; trong năm học tổ chức 2 đợt Hội giảng động viên 100% giáo viên tham gia. Mỗi tổ chuyên môn tổ chức 02 chuyên đề và 01 ngoại khóa có chất lượng; phát huy vai trò đội ngũ giáo viên cốt cán bộ môn trong công tác bồi dưỡng giáo viên và tổ chức các hoạt động chuyên môn tại trường, huyện. Tổ chức giáo viên tham gia sinh hoạt chuyên môn theo hình thức cụm trường một số môn học theo hướng dẫn của phòng GD&ĐT.

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả sinh hoạt chuyên môn trên trang “Trường học kết nối”: 100% CB, GV, NV, HS được cấp tài khoản để tham gia sinh hoạt, trao đổi, tập huấn chuyên môn trên trang trường học kết nối (địa chỉ: http://truonghocketnoi.edu.vn), mỗi tháng mỗi CBQL, GV phải có ít nhất 02 sản phẩm tham gia, hàng tháng phân công giáo viên phụ trách công tác tin học cùng lãnh đạo nhà trường thống kê sản phẩm của giáo viên để từ đó có giải pháp chỉ đạo tích cực huy động giáo viên tham gia sinh hoạt chuyên môn, số lượng chuyên đề tham gia trên trang trường học kết nối.

- Chú trọng bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến: Ngay từ đầu năm học, giáo viên chọn nội dung nghiên cứu viết và vận dụng sáng kiến trong công tác quản lý vào giảng dạy trong năm học, trên cơ sở thực tiễn được áp dụng, hoàn thiện sáng kiến vào tháng 02/2018. Nội dung sáng kiến được thể hiện trong kế hoạch giảng dạy, được tổ chuyên môn và Hiệu trưởng phê duyệt.

6.2.2. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn

-Tổ chuyên môn sinh hoạt vào tuần thứ hai và thứ tư của tháng. Nội dung hạn chế điểm việc, triển khai kế hoạch ngắn gọn. Mỗi tháng ít nhất tập trung trao đổi 1 nội dung để nâng cao chất lượng giáo dục.

- Nhóm chuyên môn: có 7 nhóm gồm Toán- Lí, Hóa-Sinh, Ngữ văn, Sử-GDCD. Địa lya, Tiếng Anh, Thể dục. Nhóm xây dựng kế hoạch cụ thể, sinh hoạt 2 lần/tháng không nhất thiết phải bố trí vào thứ 5 hàng tuần. Nội dung hoạt động của nhóm chuyên môn tập trung vào biện pháp dạy học, nội dung và phương pháp dạy học, triển khai dạy học các chủ đề, nghiên cứu bài học, dự giờ rút kinh nghiệm, trao đổi chuyên đề….

* Các chuyên đề:

+ Chuyên đề chuyên sâu: 2 chuyên đề/tổ/năm học

+ Chuyên đề nghiên cứu bài học: 4 chuyên đề/tổ/năm học.

+ Dạy học theo chủ đề: 4-6 chủ đề/môn/năm học

* Ngoại khóa (chung 3 Tổ CM):

ND: Thi kiến thức liên môn và Thi hùng biện bằng Tiếng Anh

 Thời gian thực hiện: tháng 12/2017.

- Hội thảo:

 + Hội thảo về : Nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi (tháng 10 năm 2017)

 + Hội thảo về công tác ôn tập cho học sinh lớp 9 dự thi tuyển sinh THPT (tháng 03 năm 2018)

- Hội giảng, thi giáo viên giỏi: Tổ chức 2 đợt

+ Học kì 1: Hội thi GVG cấp trường và Hội giảng đợt 1

Thời gian: Tháng 10 + 11/2017 trong đó hoàn thành thi GVG trong tháng 10 để lựa chọn giáo viên tham gia GVG huyện.

Đối tượng: 100% giáo viên tham gia, chọn 1 trong hai hình thức thi GVG hoặc Hội giảng.

          Môn thi GVG các cấp:

+ Cấp trường: Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Âm nhạc, GDCD, Thể dục.

+ Cấp huyện: Thi 6/6 môn gồm: Toán, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, GDCD, Mĩ thuật.

+ Cấp tỉnh: phấn đấu có 1 giáo viên tham gia và đạt giải.

- Dự giờ: Hai tổ chuyên môn tiếp tục xây dựng kế hoạch dự giờ thường xuyên giáo viên ít nhất 3 tiết/năm học. Kế hoạch được công khai niêm yết trong vă phòng tổ, có kí duyệt của Hiệu trưởng. Việc sắp xếp lịch dự giờ đảm bảo có giáo viên cùng nhóm chuyên môn đi dự. Giáo viên ít tiết nhà trường liên hệ với các trường trong huyện về dự hoặc dự giờ theo nội dung sinh hoạt chuyên môn liên trường do phòng GD&ĐT tổ chức. Có thể lồng ghép trong việc dự giờ chuyên đề, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ, dạy học theo chủ đề, không lấy tiết Hội giảng, hội thi GVG để đánh giá xếp loại giờ dạy thường xuyên. Lịch dự giờ được công khai trong kế hoạch tuần của nhà trường, Gvkhông có tiết đi dự đầy đủ.

Thực hiện nghiêm túc việc dự giờ theo định mức quy định, giáo viên 1 tiết/2 tuần trong đó ít nhất 50% số tiết cùng chuyên môn; Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng dự 1 tiết/giáo viên/năm học; tổ trưởng, tổ phó dự 4 tiết/GV/năm học. Việc nhận xét rút kinh nghiệm được thực hiện ngay sau tiết dạy, lồng ghép trong hoạt động của nhóm chuyên môn. Việc đánh giá tiết dạy được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn của giáo viên trong nhà trường.

6.3. Tăng cường công tác quản lí đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên

- Tăng cường các biện pháp quản lý, thực hiện nghiêm túc kỷ cương, nền nếp trong nhà trường;

- Chủ động rà soát đội ngũ, bố trí sắp xếp đội ngũ, phân công giảng dạy và công tác hợp lý, đúng chuyên môn theo hướng phát huy tối đa năng lực, sở trường, tính năng động, sáng tạo của mỗi cán bộ giáo viên nhân viên, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo; phân công định mức cán bộ, giáo viên theo đúng Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 và Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT ngày 09/6/2017 quy định về chế độ làm việc đối với CB, GV, NV các trường phổ thông. Khi phân công nhiệm vụ Hiệu trưởng nhà trường ra Quyết định phân công từng đợt, khi có sự điều chỉnh phân công nhiệm vụ báo cáo về Phòng Giáo dục và Đào tạo trước khi triển khai thực hiện;

- Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc nhằm điều chỉnh, khắc phục kịp thời những sai sót, lệch lạc; biến quá trình kiểm tra thành quá trình tự kiểm tra, tự đánh giá của giáo viên, góp phần thiết thực nâng cao chất lượng giảng dạy của tường giáo viên.

7.  Xây dựng, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trường học.

Phát huy những thuận lợi về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và đội ngũ trường học đạt chuẩn quốc gia để duy trì, phát triển các tiêu chuẩn nhất là tập trung nâng cao chất lượng toàn diện.

 Tham mưu với địa phương đầu tư bàn giao quỹ đất trường tiểu học cho nhà trường, làm thủ tục cấp sổ bìa đỏ cho diện tích đất còn thiếu và được cấp thêm.

Huy động các nguồn kinh phí cải tạo sân bê tông. Định kì 1 lần/học kì tu sửa bản ghế, hệ thống điện trong các phòng học đảm bảo an toàn, đủ ánh sáng cho học sinh; sửa chữa hệ thống cửa sổ bị hỏng tại khu phòng học thường và phòng học bộ môn.

* Đồ dùng thiết bị

- Tổ chức kiểm tra, rà soát thực trạng thiết bị dạy học để kịp thời sửa chữa  bổ sung theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu đã ban hành theo Thông tư số 19/2009/TT-BGDĐT ngày 11/8/2009 và Thông tư số 01/2010/TT-BGDĐT ngày 18/01/2010.

- Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của viên chức làm công tác thiết bị dạy học, nhất là về nghiệp vụ quản lý, sắp xếp, bảo quản, sử dụng thiết bị; yêu cầu giáo viên tăng cường sử dụng, tận dụng các thiết bị dạy học hiện có của nhà trường để đảm bảo việc dạy học có chất lượng, có biện pháp xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm quy định về chuyên môn; động viên giáo viên tự làm đồ dùng thiết bị dạy học phù hợp với đặc thù bộ môn.

- Khai thác tốt hệ thống bàn ghế, trang thiết bị và đồ dùng dạy học của 4 phòng học bộ môn. Trên cơ sở chương trình và trang thiết bị hiện có, giáo viên xây dựng kế hoạch sử dụng đồ dùng ngay từ đầu năm học và điều chỉnh ở đầu học kì 2 (nếu có). Đảm bảo 100% các tiết thực hành thí nghiệm sử dụng đồ dùng dạy học.

* Thư viện

Tiếp tục duy trì các hoạt động của thư viện tiên tiến, khai thác hiệu quả việc đăng kí mượn trả trên phần mềm. Đầu tư thêm kho sách thư viện từ 3-5 triệu trong năm học.

- Kiểm tra, rà soát thực trạng hoạt động của thư viện; phát động các lớp xây dựng và sử dụng tủ sách lớp học, đổi mới hoạt động thư viện và phát động tuần lễ "Hưởng ứng học tập suốt đời" và phát triển văn hóa đọc theo Công văn số 116/SGDĐT-GDTrH ngày 01/02/2016 của Sở GDĐT và theo hướng linh hoạt, đa dạng: giới thiệu sách, kể chuyện theo sách, tìm hiểu sách, trưng bày, triển lãm sách,…đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện theo hướng kết hợp dạy học văn hóa với tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, xây dựng câu lạc bộ khoa học trong các nhà trường nhằm giáo dục tình cảm, đạo đức, giáo dục thể chất, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.

* Sử dụng nguồn kinh phí: Sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ, hiệu quả nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước kết hợp với các nguồn huy động hợp pháp khác từ công tác xã hội hóa giáo dục để tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng phòng học bộ môn, thư viện, vườn trường,...

8. Nguồn ngân sách và các khoản thu trong năm học

Tiếp tục sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước cấp.

- Các khoản thu trong năm học:

+ Học phí: 70.000 đồng/tháng/học sinh – thu theo học kì. Thời gian thu kỳ I vào 12/2017;  học kì II vào tháng 4/2018. Khi thu GVCN phải viết hóa đơn thu tiền học phí của từng học sinh. Thời gian triển khai sau khi họp CMHS toàn trường cuối tháng 9/2017.

+ Bảo hiểm y tế học sinh: 491.400 đồng hoàn thành xong trước ngày 15/11/2017.

+ Thu theo thỏa thuận:

Gửi xe đạp: 72.000 đồng/năm học (8000/tháng). Thu theo tháng hoặc cả năm tùy theo các gia đình.

Học thêm: 13.500 đồng/buổi/môn. Thu theo 2 đợt tháng 12/2017 và tháng 3/2018.

+ Thu tự nguyện:

Xã hội hóa: Triển khai sau cuộc họp CMHS cuối tháng 9/2017 sau khi được thị trấn đồng ý và phòng GD&ĐT phê duyệt chủ trương.

Quỹ cha mẹ học sinh, quỹ lớp: Theo tự nguyện của CMHS, nhà trường không thực hiện và không khuyến khích. Nếu CMHS thực hiện phải báo cáo nhà trường để kiểm soát việc thực hiện, không để tình trạng lạm thu, sử dụng không đúng mục đích.

9. Công tác quản lý

9.1. Công tác kiện toàn tổ chức

          - Tổ chức Đại hội chi bộ trong tháng 9 năm 2017.

          - Phối hợp với Công đoàn tổ chức ĐH Công đoàn nhiệm kì 2017-2022.

- Tổ chức Đại hội Đoàn Thanh niên trong tháng 9 năm 2017.

- Kiện toàn Ban thanh tra nhân dân trường học. Thông qua Hội nghị cán bộ viên chức đầu năm rà soát, cập nhật, bổ sung, xây dựng và thực hiện nghiêm túc, triệt để quy chế dân chủ, quy chế làm việc, quy chế chi tiêu nội bộ,.. và các quy định cụ thể khác đúng chức năng, nhiệm vụ quy định cho từng cấp, từng chức danh quản lý, từng vị trí việc làm,…được quy định tại các văn bản hiện hành. Khắc phục ngay tình trạng thực hiện sai chức năng, nhiệm vụ trong quản lý, điều hành, thực thi nhiệm vụ.

9.2. Tiếp tục củng cố kỷ cương, nền nếp trong dạy học, kiểm tra đánh giá và thi; tăng cường đổi mới quản lý việc thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm; đề cao tinh thần đổi mới và sáng tạo trong quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục.

9. 3. Tổ chức hoạt động Ban đại diện CMHS

- Chú trọng quản lý, phối hợp hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011.

- Thành lập Ban đại diện CMHS năm học 2017-2018 sau cuộc họp CMHS toàn trường đầu năm, dự kiến mỗi lớp có 3 thành viên, trường có ít nhất 19 thành viên đại diện cho từng lớp.

Tham mưu với Ban đại diện CMHS trong việc xây dựng quy chế, kế hoạch và tổ chức hoạt động.

9.4. Tăng cường quản lý chặt chẽ việc dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ GDĐT, Quyết định số 20/QĐ-UBND ngày 10/9/2013, Quyết định số 05/QĐ-UBND ngày của UBND tỉnh, Công văn số 1237/SGDĐT-GDTrH ngày 13/9/2013, Công văn số 1038/SGDĐT ngày 04/9/2015 của Sở GDĐT. Việc tổ chức học thêm thực hiện theo hướng phát triển năng lực học sinh, không dạy đồng loạt, đại trà.

Thực hiện đúng, đủ yêu cầu công khai theo Thông tư số 09 của Bộ GDĐT. Việc quản lý các khoản tài trợ thực hiện theo Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT ngày 10/9/2012 quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. 

9.5. Chuẩn hóa hệ thống hồ sơ sổ sách trong nhà trường theo yêu cầu tại Công văn số 68/BGDĐT-GDTrH ngày 07/01/2014 của Bộ GDĐT, Công văn số 123/SGDĐT-GDTrH ngày 17/01/2014 của Sở GD-ĐT và Hướng dẫn thực hiện hệ thống hồ sơ, sổ sách trong trường trung học từ năm học 2014 - 2015 và các văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT.

9.6. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức và quản lý thư viện trường học, quản lý các hoạt động chuyên môn; hoạt động giảng dạy của giáo viên, kết quả học tập của học sinh; tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và cộng đồng; tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, thanh tra viên, cán bộ quản lý giáo dục,...theo hướng thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức hoặc gây thêm khó khăn cho giáo viên; Quản lý và sử dụng tài liệu tham khảo trong giáo dục phổ thông thực hiện theo Thông tư số 21/2014/TT-BGDĐT ngày 07/7/2014 của Bộ GDĐT.

          Cho phép 41 cán bộ, giáo viên soạn giáo án bằng máy tính. Việc thực hiện giáo án điện tử ít nhất 2 bài/tháng/giáo viên. Bài dạy được công khai trên trang Trường học kết nối hoặc trên Website của trường ngay sau tiết dạy.

10. Công tác thi đua, khen thưởng và thông tin báo cáo

10.1. Công tác thi đua khen thưởng

Tiếp tục cho CBGV,NV nghiên cứu các văn bản về thi đua: Luật thi đua, khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng ngày 16/11/2013; Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Thi đua, Khen thưởng; Thông tư số 35/2015/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng trong ngành giáo dục; Quyết định số 19/2015/QĐ-UBND ngày 19/11/2015 của UBND tỉnh ban hành Quy chế thi đua, khen thưởng; Quyết định số 1401/2016/QĐ-UBND ngày 25/5/2016 của UBND huyện Kim Thành ban hành Quy định về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn huyện; Căn cứ Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo.

Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; phát huy tinh thần sáng tạo trong giảng dạy, học tập của cán bộ, giáo viên và học sinh; tạo khí thế thi đua sôi nổi, thường xuyên, liên tục giữa các cá nhân trong nhà trường. Tổ chức đăng kí danh hiệu thi đua, xây dựng các mục tiêu, giải pháp phù hợp với thực tế đơn vị, theo dõi, kiểm tra, đánh giá thi đua sát với thực tiễn, đảm bảo công bằng, khách quan, động viên kịp thời cá nhân có thành tích, xây dựng nhà trường thành một tập thể đoàn kết, một môi trường làm việc nghiêm túc và thân thiện

Thành lập Hội đồng thi đua gồm 18 ông/bà theo quy định của Điều lệ trường phổ thông. Xây dựng các tiêu chí thi đua thật cụ thể cho các tập thể, cá nhân trong nhà trường. Thông báo công khai các tiêu chuẩn thi đua để giáo viên phấn đấu.

 Phát động và tổ chức cho CBGVNV và học sinh ký cam kết thực hiện các phong trào thi đua trong năm do các cấp phát động, đặc biệt là việc thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh” “ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Động viên khen thưởng kịp thời, có phần thưởng xứng đáng cho các đồng chí đạt thành tích cao trong các đợt thi đua tạo khí thế thi đua sôi nổi để thúc đẩy các hoạt động trong nhà trường.

 Kết hợp chặt chẽ với HĐGD xã, tổ chức Hội Nghị CB-VC cấp trường, kiện toàn Ban đại diện CMHS. Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban đại diện CMHS trong việc tham gia các hoạt động GD của nhà trường, đặc biệt là công tác thi đua khen thưởng.

          - Phát động đợt thi đua trong năm học:

          + Đợt 1: Từ tháng 9/2017 đến 20/ 11/2017.

Nội dung: Thi đua lập thành tích chào mừng Quốc khánh 2/9, Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

+ Đợt 2- Từ 21/11 đến hết tháng 12/2017: Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 22/12

+ Đợt 3- Từ tháng 1 đến 26/ 3 năm 2018: Chào mừng ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/3.

+ Đợt 4- Từ 27/3 đến hết năm học: Trọng tâm Chào mừng Kỷ niệm ngày 30/4, Ngày Quốc tế Lao động 01/5, kỉ niệm ngày thành lập Đội TNTP 15/5, kỉ niệm sinh nhật Bác 19/5. 

10.2. Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo

Đẩy mạnh hình thức báo cáo số liệu trực tuyến (nhập số liệu trực tuyến qua hộp thư điện tử); Báo cáo đầy đủ, đảm bảo chất lượng và đúng thời gian qui định.

IV. Chỉ tiêu năm học 2017 - 2018

* Chỉ tiêu thi đua

- Chi bộ: Trong sạch vững mạnh             

- Tập thể trường: Lao động xuất sắc. Cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh.

- Duy trì trường học đạt chuẩn quốc gia

- Công đoàn: Vững mạnh xuất sắc; Cơ quan văn hóa cấp huyện.

- Đoàn đội: Vững mạnh xuất sắc                                      

- Tập thể lớp TTXS: 14 và Lớp TT: 06

- Đạt  phổ cập giáo dục THCS mức độ 3.

- Thi đua học sinh:

* Xếp loại hai mặt giáo dục (Toàn trường):

SS

Hạnh kiểm

Học lực

Tốt

Khá

TB

Yếu

Giỏi

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

751

615

81.9

126

16.8

10

1.3

 

 

362

48.2

250

33.3

134

17.8

5

0.7

* Chất lượng giáo dục

- Tỷ lệ duy trì sĩ đạt 100%

- Thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học đạt 01 giải cấp huyện, xếp thứ 1-3/21 trường, (Có dự án tham dự kỳ thi cấp tỉnh và đạt giải)

- Cấp huyện: 63 Trong đó (7 nhất, 17 nhì, 24 ba, 15 KK)

STT

Đội tuyển

Số lượng

Số đạt giải

XT

1

Toán 9

10

10 (1 nhất, 4 nhì, 5 ba)

9

2

Lý 9

9

( 1 nhất, 1 nhì, 3 ba, 3KK)

8

3

Hóa 9

10

( 1 nhất, 2 nhì, 3 ba, 2 KK)

8

4

Sinh 9

10

( 1 nhất, 2 nhì, 3 ba, 2 KK)

3

5

Văn

10

7( 1 nhất, 2 nhì, 2ba, 2 KK)

3

6

Sử

10

7(1 nhất, 1 nhì, 2 ba, 3KK)

2

7

Địa

7

5(1 nhì, 2 ba, 2 KK)

6

8

Anh

10

10 (1 nhất, 3 nhì, 4 ba,2kk)

4

Tổng

76

63 (7 nhất, 16 nhì, 24 Ba, 16 KK)

ĐĐ 6-8

          * Cấp tỉnh: 56 giải (3 nhất, 9 nhì, 20 Ba, 25 KK - trong đó Phú Thái có 45 giải, Đồng đội xếp thứ  3-6/12 huyện, thành phố.

TT

ĐT

Số giải

Chất lượng giải

XT

Tổng

PThái

Phú Thái

Trường khác

 

1

Toán 9

8

8

1 nhất, 2 nhì, 3 ba, 2 KK

 

3

2

Lý 9

6

4

1 nhì, 1 ba, 2 KK

1 ba, 1KK

6

3

Hóa 9

6

4

1 nhì, 2 ba, 1 KK

2 KK

6

4

Sinh 9

7

6

1 nhì, 2 ba, 3 KK

1KK

5

5

Văn

8

6

2 nhì, 1 ba, 3 KK

1ba,  1KK

2

6

Sử

7

4

(1 nhất), 1 ba, 2 KK

1ba,  2KK

5

7

Địa

5

4

1 nhì, 1 ba, 2 KK

1ba

6-7

8

Anh

10

9

2nhì, 3 ba, 4 KK

1KK

2

Tổng

57

45

 45 (2nhất, 10nhì, 15Ba, 18KK)

12 (5 ba, 7 KK)

 

 Thi HSG điền kinh cấp huyện: 4(1 nhất, 1 nhì, 2 ba, ), đồng đội xếp thứ 4/21

                                Cấp tỉnh có 1 HS tham dự đạt giải ba

Kết hợp cùng với môn Văn và môn thi thứ ba.

* Thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2017-2018: xếp thứ 12/272

* Thi vào THPT: Lớp 9A1, 9A2, 9A3 đỗ 100% điểm trung bình môn Toán: 9A1, 9A2, 9A3 là 7,15. Văn là : 7.0 môn thứ 3 là: 7.1 Khối B xếp thứ 7

          Lớp 9B1:  đỗ 25/30 đạt 83,3% điểm TB môn Toán 5,0;  Văn.: 6.2, Môn 3: 5.0

           lớp 9B2 đỗ 27/33 đạt 81,8% điểm TB môn Toán là 5,15;Văn: 6.2; Môn 3: 5.0

3. Chất lượng đội ngũ:

- Sáng kiến được công nhận cấp huyện: 16

- Sáng kiến được công nhận cấp tỉnh: 2

- Thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện: 5/6 giải - Đồng đội xếp thứ 1/21

- Thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh: 1 giải

- Đăng ký CSTĐCT: 2

- Đăng ký CSTĐCS: 8

- Đăng ký LĐTT: 32 

* Thi điền kinh:

 - Cấp huyện: 4 giải (1 nhất, 1 nhì, 2 ba). Đồng đội xếp thứ 6/21.

 - Cấp tỉnh: 1 HC đồng

Các biện pháp để thực hiện chỉ tiêu.

- Khảo sát đội tuyển hàng tháng để tổng kết, rút kinh nghiệm.

Đặc biệt chú trọng các đội tuyển học sinh giỏi tỉnh ở lớp 9.

- Ra đề, coi, chấm chéo, rút kinh nghiệm qua kết quả khảo sát.

- Thực hiện nghiêm túc lịch khảo sát chất lượng các đội tuyển theo kế hoạch chung của Phòng giáo dục.

- Có danh sách theo dõi kết quả học tập của đội tuyển, đôn đốc nhắc nhở kịp thời đối với giáo viên, học sinh.

- Xếp thứ hạng học sinh đội tuyển theo môn cuối kỳ I, cuối năm học.

- Lập kế hoạch cụ thể và tổ chức bồi dưỡng HS thi điền kinh nghiêm túc, hiệu quả.

- Giáo viên thực hiện tốt các biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi đã được thông qua tại các đợt sinh hoạt chuyên môn.      

- Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy trên lớp và phụ huynh đôn đốc học sinh đi học đầy đủ, đúng giờ, học tập tích cực

- Khảo sát khối chất lượng cao 4 lần/năm

+ Lần 1:  đầu tháng 10 năm 2017

+ Lần 2:  đầu tháng 12  năm 2017

+ Lần 3:  đầu tháng 02 năm 2018

+ Lần 4:  cuối tháng 04 năm 2018

(Riêng với khối 9 - môn Tiếng Anh đề khảo sát theo cấu trúc đề tuyển sinh)

        - Tạo điều kiện khuyến khích về vật chất như chế độ khen thưởng về công tác bồi dưỡng HSG. Thống nhất thưởng cao cho GV dạy bồi dưỡng có HS đoạt giải nhất cấp tỉnh, đồng đội HSG xếp thứ hạng cao.

- Tất cả các học sinh không phân biệt là học sinh của Phú Thái hoặc trường ngoài nếu đạt được các giải trong kỳ thi HSG tỉnh đều được tính cho kết quả cho giáo viên trực tiếp dạy bồi dưỡng.

- Thi thể thao cấp huyện: Điền kinh 1 giải cá nhân, xếp thứ 11/21 toàn huyện.

- Thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2018-2019: Xếp thứ 12 toàn tỉnh, khối B xêp thứ 5-6/21 trường trong huyện. Toán XT 5-11; Văn 5; Anh 5

Chỉ tiêu: Có 5 giáo viên đạt GVG huyện, toàn đoàn đạt giải nhất.

Có giáo viên đạt giải cấp tỉnh.

III. LỊCH THỰC HIỆN - KẾ HOẠCH THÁNG

Tháng

Nội dung

Bổ sung

8/2017

- Chuẩn bị các điều kiện phục vụ năm học 2017 – 2018;

- Tổ chức điều tra Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2017;

- Bồi dưỡng cán bộ, giáo viên hè năm 2017;

- Ngày tựu trường 01/8/2017; Thực hiện chương trình học kỳ I từ ngày 21/8/2017.

 

9/2017

- Khai giảng năm học mới, phát động các phong trào thi đua đợt 1;

- Triển khai học nhiệm vụ năm học 2017 – 2018;

- Tiếp tục tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém.

- Duyệt Kế hoạch, phân công nhiệm vụ năm học 2017 – 2018 với phòng GD&ĐT;

- Tổ chức giáo viên sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường theo kế hoạch chỉ đạo của phòng GD&ĐT

- Triển khai cuộc thi “Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học” trong nhà trường.

- Kiện toàn các tổ chức trong nhà trường: Ban chi ủy, Đại hội công đoàn, Hội nghị CBVC đầu năm. Hoàn thành các loại kế hoạch năm học của tập thể, cá nhân.

- Họp CMHS toàn trường, hoàn thiện hồ sơ phê duyệt chủ trường xã hội hóa giáo dục, hồ sơ cấp phép công tác dạy thêm, học thêm trong nhà trường.

- Hoàn thành nhập dữ liệu, tự kiểm tra, tổ chức kiểm tra nghiệm thu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2017.

- Xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục giai đoạn 2016-2036.

- Triển khai công tác kiểm tra nội bộ: 2 giáo viên

- Thực hiện chương trình tuần 2, 3,4,5,6- nghỉ 2/9 và 5/9 không tổ chức dạy bù.

- Thực hiện dạy học chủ đề  5 môn: 5 chủ đề ( Hóa 9, sinh 9, CN 7, GDCD 6 , ngữ Văn 6)

 

10/2017

- Triển khai cho giáo viên sinh hoạt chuyên môn theo quy mô cụm trường.

- Thi giáo viên giỏi cấp trường, Hội giảng đợt I (Tháng 10 + 11/2017); Thi GVG từ 9-22/10/2017

- Khảo sát chất lượng đại trà môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh lớp 6, 7, 8, 9 theo kế hoạch của phòng GD&ĐT

- Tham gia nghiệm thu phổ cập giáo dục THCS năm 2017 cùng các xã, thị trấn trong huyện theo kế hoạch của Ban chỉ đạo huyện.

- Thực hiện chương trình tuần 6-10, không có ngày nghỉ hoạt động ngoài giờ. Thực hiện hoạt động ngoài giờ theo quy mô lớp/khối lớp vào 14/10/2017.

- Thực hiện dạy học chủ đề 5 môn: với 7 chủ đề ( 2 chủ đề Toán 6, Lý 9. Hóa 8, Sinh 8, Địa 6,7)

- Triển khai chuyên đề: môn địa

  Hướng dẫn HS khai thác và sử dụng kênh hình trong dạy học môn Địa lí (nhóm Địa)

Rèn luyện các dạng Toán về hàm số bậc nhất cho học sinh lớp 9 (nhóm Toán):  

Vận dụng tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy môn Tiếng Anh 8(TĐ (nhóm Tiếng Anh)  

- Khảo sát đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 lần 1.

- Sơ khảo dự án nghiên cứu khoa học cấp trường, cử giáo viên hướng dẫn dự án tham gia thi cấp huyện.

- Kiểm tra nội bộ: 8 người

- Hoàn thành quỹ đề kiểm tra chung các môn học kì 1 trước 10/10/2017

 

11/2017

- Kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11; Phát động Hội diễn văn nghệ các lớp trong toàn trường. Bình xét xếp loại thi đua đợt 1.

- Tổ chức học sinh tham gia thi học sinh giỏi huyện môn Ngữ văn, Toán, theo kế hoạch của phòng GD&ĐT

- Cử giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi cấp huyện các môn Toán, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, GDCD, Mỹ Thuật.

- Tham gia thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp huyện;

- Kiểm tra nội bộ:  6 người.

- Thực hiện dạy học chủ đề 6 môn: với 7 chủ đề ( chủ đề Toán 7,  2 chủ đề Lý 6,7. Hóa 9, Sinh 7,  Ngữ Văn 7, GDCD 9)

- Khảo sát đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 lần 2 các môn chưa thi huyện.

- Thực hiện chương trình tuần 10-14. Thực hiện hoạt động ngoài giờ theo quy mô toàn trường vào 20/11, không tổ chức dạy bù.

 

12/2017

- Kỷ niệm ngày quốc phòng toàn dân 22/12; Phát động Hội thi TDTT học sinh toàn trường. Bình xét xếp loại thi đua đợt 2 và học kì 1.

- Rà soát chương trình, sắp xếp thời khóa biểu đảm bảo kết thúc chương trình kỳ I ngày 31/12/2017.

- Hoàn thành quỹ đề kiểm tra học kì 1 trước 11/12. Tổ chức kiểm tra học kì I, đánh giá xếp loại học sinh kì 1 theo kế hoạch của phòng GD&ĐT.

- Tiếp tục của GV thi giáo viên giỏi cấp huyện các môn Toán, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, GDCD, Mĩ thuật (nội dung thi thực hành).

- Cử học sinh thi học sinh giỏi huyện các môn: Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Hóa học, Vật lý, Sinh học lớp 9;

- Tham dự cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học và Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh – nếu có

- Đón đoàn kiểm tra của Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra nghiệm thu công nhận phổ cập giáo dục THCS năm 2017 huyện Kim Thành.

- Kiểm tra nội bộ: 6 người.

- Tổng kết  3 chuyên đề của tháng 10,11 và đưa vào thực nghiệm

- Tổ chức ngoại khóa: Chung 3 Tổ CM nội dung Thi kiến thức liên môn và hùng biện bằng Tiếng Anh

- Thực hiện hoạt động ngoài giờ theo quy mô lớp/khối lớp vào 22/12/2017.

- Rà soát, điều chỉnh chương trình học kì 2- nếu có.

 

1/2018

- Thực hiện chương trình học kì II từ ngày 03/01/2018; Chương trình tuần 20, 21, 22, 23. Hoàn thành quỹ đề kiểm tra học kì 2 các môn trước

- Kiểm tra khảo sát chất lượng môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh lớp 6, 7, 8, 9 lần 2 theo kế hoạch của phòng GD&ĐT.

- Khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Toán, Ngữ văn lớp 6, 7, 8 và Tiếng Anh lớp 8 đợt 1.

- Rà soát danh sách phụ đạo học sinh yếu học kì II.

- Bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh các môn văn hóa lớp 9 – với các môn có học sinh được tuyển chọn.

- Tổ chức học sinh tham gia Điền kinh học sinh THCS cấp huyện;

- Tổ chức học sinh tham dự thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính Casio lớp 9 và giáo viên tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh – nếu có

- Hoàn thiện đề tài sáng kiến năm học 2017 – 2018.

- Kiểm tra nội bộ: 6 người.

- Thực hiện dạy học chủ đề 6 môn: với 10 chủ đề (2 chủ đề Toán 6, 8,  2 chủ đề  Công nghệ 6,7. Hóa 8, Sinh 6,  3 chủ đề Ngữ Văn 6,7,8 Lý 6)

- Triển khai chuyên đề

Lồng ghép rèn kĩ năng sống  cho học sinh vào các môn học. (cả Tổ Tiếng Anh-TD-MT-ÂN):  

- Thực hiện hoạt động ngoài giờ theo quy mô lớp/khối lớp vào 31/1/2018. Tổ chức học sinh tham gia lao động chăm sóc vườn cây, nghĩa trang liệt sĩ, di tích văn hóa chuẩn bị đón Tết Nguyên đán 2018.

 

2/2018

- Kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2. Hoạt động ngoài giờ lên lớp 3/2 theo quy mô khối lớp/lớp- không nghỉ học.

- Thưc hiện chương trình tuần 24, 25- nghỉ Tết Nguyên đán theo chỉ đạo.

- Cử học sinh tham gia thi chọn Đội tuyển chính thức tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh.

- Hội giảng cấp trường đợt 2: Mừng Đảng, mừng xuân - Từ 20-25/2/2018

- Thực hiện dạy học chủ đề 8 môn: với 12 chủ đề (3 chủ đề Toán 6,7,9;   Công nghệ 7;  2 chủ đề Hóa 8,9,  2 chủ đề Ngữ Văn 8, GDCD 6, Địa 8; Sử 8,9)

- Kiểm tra nội bộ: 6 người

- Hoàn thiện sáng kiến gửi xét cấp huyện.

- Tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế cho học sinh toàn trường tham quan di tích lịch sử tại địa phương.

 

3/2018

- Kỷ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3. Hoạt động theo quy môn toàn trường- nghỉ học, không dạy bù.

- Thực hiện chương trình tuần 26, 27,28,29

- Thi học sinh giỏi cấp tỉnh 8 môn văn hoá lớp 9.

- Thực hiện dạy học chủ đề 5 môn: với 7 chủ đề (2 chủ đề sinh 8,9; 2 chủ đề Địa 7,9; Toán 7, Lý 8 , sử 6)

 - Triển khai chuyên đề

Nhóm Ngữ văn: Giáo dục lòng yêu nước qua phần thơ hiện đại lớp 6.

Nhóm Vật lý:  Hướng dẫn học sinh làm bài tập quang hình lớp 9.

- Ngoại khóa: Hội thảo cấp trường về biện pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

- Kiểm tra nội bộ: 6 người

 

4/2018

- Tập trung các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và thi tuyển sinh THPT;

- Khảo sát chất lượng đại trà môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh lớp 6, 7, 8, 9 lần 3 theo kế hoạch của phòng GD&ĐT.

- Khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Toán, Ngữ văn lớp 6, 7, 8 và Tiếng Anh lớp 8 đợt 2 theo kế hoạch của phòng GD&ĐT.

- Tự đánh giá thi đua, đề nghị kiểm tra nghiệm thu thi đua năm học.

- Thực hiện chương trình tuần 29,30,31,32. Ngày 30/4 hoạt động ngoài giờ lên lớp theo khối lớp, không nghỉ học chính khóa.

- Tiếp tục  thực hiện chuyên đề Tổ TN và XH. Tổng kết  3 chuyên đề của tháng 10,11 và đưa vào thực nghiệm

- Kiểm tra nội bộ: 6 người

 

5/2018

- Rà soát chương trình, sắp xếp thời khóa biểu đảm bảo kết thúc chương trình kỳ II trước ngày 19/5/2018; Kết thúc học kỳ II ngày 25/5/2018; xét tốt nghiệp THCS lớp 9 xong trước ngày 25/5/2018.

- Hoàn thành quỹ đề kiểm tra học kì 1 trước 05/5. Tổ chức kiểm tra học kì II, đánh giá xếp loại học sinh cuối năm theo kế hoạch của phòng GD&ĐT.

- Kết thúc năm học 2017 - 2018 ngày 31/5/2018.

- Thi thử tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2018 - 2019;

- Tổng kết năm học 2017 - 2018.

 

6-7/2018

- Ôn tập và tổ chức học sinh thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên và không chuyên năm học 2018 - 2019;

 

 

Nơi nhận:

- Hội nghị CBVC cấp tổ;

- Lưu VT.

HIỆU TRƯỞNG

(đã ký)

 

 

 

Đồng Thị Mỹ Lương

 

 

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Công đoàn trường THCS Phú Thái tổ chức thành công Đại hội Công đoàn nhiệm kỳ 2023-2028! Đại hội đã bầu Ban chấp hành Công đoàn nhiệm kì mới gồm 5 đồng chí gồm: đồng chí Phạm Thị Thanh Hoà, V ... Cập nhật lúc : 8 giờ 26 phút - Ngày 31 tháng 3 năm 2023
Xem chi tiết
Sáng 20/3/2023 trong buổi chào cờ đầu tuần, trường THCS Phú Thái phối hợp với huyện Đoàn Kim Thành và Hội Cựu chiến binh huyện Kim Thành tổ chức Hội nghị Tuyên truyền chủ quyền biển đảo Việt ... Cập nhật lúc : 8 giờ 32 phút - Ngày 31 tháng 3 năm 2023
Xem chi tiết
Sáng thứ 2 (13/02/2023) vào tiết Chào cờ đầu tuần các em học sinh đã được Tập huấn tuyên truyền giao thông đường bộ và kĩ năng lái xe an toàn! Các em học sinh rất hào hứng tham gia, lắng ngh ... Cập nhật lúc : 9 giờ 27 phút - Ngày 13 tháng 2 năm 2023
Xem chi tiết
Sáng ngày 28/11/2022 Phòng GDĐT Kim Thành tổ chức Hội thảo về Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp tại trường THCS Phú Thái trong đó dự giờ 1 tiết Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp tron ... Cập nhật lúc : 8 giờ 32 phút - Ngày 1 tháng 12 năm 2022
Xem chi tiết
Trong Lễ kỉ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2022) do UBND tỉnh Hải Dương tổ chức, thầy Vũ Duy Đĩnh- tổ trưởng tổ KHTN trường THCS Phú Thái được bình chọn là giáo viên ti ... Cập nhật lúc : 14 giờ 7 phút - Ngày 21 tháng 11 năm 2022
Xem chi tiết
Trong buổi chào cờ đầu tuần 6, trường THCS Phú Thái tổ chức tuyên truyền phòng ngừa tác hại của thuốc lá mới cho học sinh toàn trường. ... Cập nhật lúc : 16 giờ 45 phút - Ngày 10 tháng 10 năm 2022
Xem chi tiết
Học sinh trường THCS Phú Thái đạt giải nhì trong cuộc thi KHKT dành cho học sinh Trung học năm học 2022-2023 huyện Kim Thành. ... Cập nhật lúc : 20 giờ 46 phút - Ngày 7 tháng 10 năm 2022
Xem chi tiết
Liên đội trường THCS Phú Thái được nhân bằng khen của Trung ương Đoàn về thành tích xuất sắc trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2021-2022 ... Cập nhật lúc : 19 giờ 45 phút - Ngày 28 tháng 9 năm 2022
Xem chi tiết
Sáng 05/9/2022, trường THCS Phú Thái khai giảng năm học mới 2022-2023 và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì. Thầy trò nhà trường vinh dự được đón đồng chí Nguyễn Ngọc Tuyến, Phó bí thư t ... Cập nhật lúc : 19 giờ 58 phút - Ngày 5 tháng 9 năm 2022
Xem chi tiết
Các thầy cô giáo và các em học sinh trường THCS Phú Thái được nhận khen thưởng năm học 2021-2022. Năm học vừa qua nhà trường được nhận cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh, đạt danh hiệu Tập th ... Cập nhật lúc : 14 giờ 32 phút - Ngày 19 tháng 8 năm 2022
Xem chi tiết
12345678910
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
LUẬT KHÁM CHỮA BỆNH 2023: LUẬT QUY ĐỊNH VỀ KHÁM, CHỮA BỆNH
LUẬT PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
LUẬT PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN
LUẬT THANH TRA: quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra.
LUẬT THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ
Quyết định 1115/QĐ-UBND ngày 28/4/2020 của UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt kế hoạch tuyển sinh lớp 10 năm học 2020-2021
Mẫu đơn đăng kí dự thi tuyển sinh lớp 10 chuyên Nguyễn Trãi năm học 2020-2021
Mẫu đơn đăng kí dự thi tuyển sinh lớp 10- THPT công lập năm học 2020-2021
Hướng dẫn thi GVG cấp trường năm học 20 17 - 2018
Hướng dẫn cuộc thi KHKT năm học 20 17 - 2018
Quyết định 2220 của UBND tỉnh Hải Dương về Ban hành kế hoạch năm học 20 17 - 2018
Thông tư 12 về Điều lệ trường THCS, THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học
Thông tư 28 về chế độ làm việc của CB, GV, NV
Thông tư 58 về đánh giá, xếp loại học sinh THCS
Báo cáo hội thảo văn năm 2012
12